Cội nguồn căng thẳng Mỹ - Iran
Cập nhật: 10/01/2020
Quan hệ sâu đậm giữa CIA và tình báo Ukraine trong xung đột với Nga
Nga tấn công dữ dội Ukraine trên thực địa, sẵn sàng cho mọi kịch bản
VOV.VN - Hành động của cả Mỹ và Iran đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể khơi mào cho cuộc chiến tranh tổng lực vô tiền khoáng hậu.
Một lịch sử đầy thăng trầm
Quan hệ giữa Mỹ và Iran được khởi xướng từ giữa thế kỷ XIX. Ban đầu, rất cảnh giác với các lợi ích thuộc địa của Anh và Liên Xô, Mỹ được Iran coi là một cường quốc đáng tin cậy hơn. TrongThế chiến II, Iran bịAnhvàLiên Xô -hai đồng minh của Mỹ - xâm chiếm, nhưng quan hệ hữu hảo vẫn tiếp tục sau chiến tranh cho đến những năm dưới triều của chính phủMohammad Mosaddegh - người bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính do CIA (Mỹ) thực hiện có sự hỗ trợ của MI6 (Anh) để tái lập vương triều Shah Mohammad Reza Pahlavi thân phương Tây, biến Iran thành một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ.
Bất đồng giữa hai nước bắt nguồn từ việc Mỹ hậu thuẫn cho cuộc đảo chính năm 1953 lật đổ Thủ tướng Mosaddegh. Sau cách mạng Hồi giáo, ngày 4/11/1979, sinh viên Iran chiếm Đại sứ quán Mỹ ở Tehran và bắt 52 người Mỹ làm con tin trong suốt 444 ngày, yêu cầu Mỹ trả lại vua Shah trốn sang đó. Hai nước đã cắt đứt quan hệ ngoại giao và Washington đã áp trừng phạt Iran; Mỹ và Iran coi nhau là “kẻ thù không đội trời chung”. Hai nước đã không cóquan hệ ngoại giaochính thức nào kể từ năm 1980; liên lạc qua lại được thực hiện thông qua Pakistan là quốc gia thay mặt Iran ởMỹ, và Thụy Sĩ là quốc gia thay mặt của Mỹ ở Iran.
Mỹ cáo buộc Iran tấn công các tàu chở dầu; Nguồn: ft.com |
Washington thậm chí liệt Tehran vào diện bảo trợ khủng bố từ năm 1984 và từ 1987, Mỹ tham gia vào hàng loạt các cuộc đối đầu với Iran. Năm 1988, tàu Hải quân Mỹ Vincennes đã bắn nhầm máy bay của Iran bay trên vùng Vịnh, khiến toàn bộ 290 hành khách trên máy bay thiệt mạng. Năm 1996, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật trừng phạt, nhằm ngăn cản các quốc gia khác đầu tư lớn vào Iran. Dưới thời Tổng thống Clinton (1993 - 2001), Mỹ đã áp đặt lệnh cấm vận thương mại và dầu lửa đối với Iran sau khi cáo buộc Tehran đỡ đầu cho khủng bố cũng như theo đuổi cácchương trình vũ khí hạt nhân.
Trong nhiệm kỳ Tổng thống của George W. Bush (2001 - 2009), vấn đề mâu thuẫn nhất giữa hai nước là chương trình hạt nhân của Iran. Bush cáo buộc Iran tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân và coi Iran thuộc trục “ma quỷ”. Dưới thời Obama (2009 - 2017), mối quan hệ giữa Mỹ - Iran được cải thiện, đặc biệt vào tháng 7/2015, sau hơn một thập kỷ đàm phán, Iran và nhóm cường quốc bao gồm Mỹ, Nga,Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức đã đạt được thỏa thuận hạt nhân (JCPOA), theo đó, các lệnh trừng phạt do Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Liên Hợp Quốc áp đặt sẽ được dỡ bỏ; đổi lại, Iran đồng ý hạn chế dài hạn chương trình hạt nhân của nước này.
Trong chuyến công du đầu tiên đến Saudi Arabia vào 5/2017 sau đắc cử, Tổng thống Trump khẳng định Iran có trách nhiệm đối với chủ nghĩa cực đoan toàn cầu. Trump đã gia cường hàng loạt biện pháp trừng phạt hơn 1.000 người, tập đoàn và các công ty liên quan tới Iran nhằm làm tê liệt nền kinh tế quốc gia Trung Đông này. Năm 2018, sau giai đoạn chỉ trích thỏa thuận hạt nhân Iran JCPOA Trump đã chính thức rút khỏi thỏa thuận này vì muốn đảm bảo Iran "không bao giờ" có được vũ khí hạt nhân và thỏa thuận không giải quyết được những gì ông coi là hành xử ác ý của Iran ở Trung Đông, sự hỗ trợ cho khủng bố hoặc chương trình tên lửa đạn đạo của nước này.
Một hiện tại đầy chông gai
Tháng 5 và 6/2019, Mỹ cáo buộc Iran đứng sau các vụ tấn công làm hư hại ít nhất 6 tàu chở dầu ở Vịnh Oman và đã triển khai một nhóm tàu sân bay và máy bay ném bom B-52 tới vùng Vịnh, đẩy căng thẳng giữa hai bên leo thang mức độ mới. Ngày 20/6/2019, Iran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ tại Eo biển Hormuz. Từ đầu tháng 10/2019, Mỹ thống kê có tới 10 vụ tấn công vào thủ đô Baghdad bởi nhóm dân quân Kataib Hezbollah thân Iran. Vừa qua, chính quyền Trump "dán nhãn" tổ chức khủng bố cho Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
"Mồi lửa" dẫn tới vụ tấn công Đại sứ quán Mỹ mới đây bắtnguồn từ các đợt không kích của Mỹ làm chết 25 tay súng vào ngày 29/12/2019. Ngày 31/12, người biểu tình ở Iraq xông vào đập phá Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad mà theo Mỹ, có lực lượng al-Quds “chống lưng”. Đỉnh điểm của vụ việc là ngày 3/1, Mỹ phóng tên lửa vào đoàn xe khiến tướng Soleimani - Tư lệnh Quds, nhân vật quyền lực thứ hai ở Iran, và một số người khác thiệt mạng. Cộng đồng tình báo Mỹ tin rằng Soleimani trong nhiều năm qua liên quan đến âm mưu tấn công người Mỹ tại nhiều quốc gia, bao gồm Iraq, Syria và Lebanon...
Căng thẳng Mỹ-Iran không chỉ dừng lại ở khẩu chiến;Nguồn: express.co.uk |
Mỹ quyết định hành động để tiêu diệt người mà Mỹ cho là chủ mưu, nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công kế tiếp nhắm vào Mỹ. Và gần đây, Mỹ ngày càng lo ngại về ảnh hưởng của Iran đối với giới cầm quyền ở Iraq, trong đó,tướng Soleimanicũng đóng vai trò quan trọng. Chính vì thế, việc tiêu diệt tướng Soleimani được cả các thành viên đảng Cộng hòa trong cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ ủng hộ. Lầu Năm Góc, đồng thời, triển khai thêm 750 lính tới khu vực với danh nghĩa ngăn chặn nguy cơ tiềm tàng về các hành động của Iran; khoảng 3.000 lính Mỹ bổ sung dự kiến sẽ được triển khai trong giai đoạn tới.
Ngày 7/1, CNN dẫn thông tin cho hay, Không quân Mỹ sẽ điều 6 máy bay ném bom B-52 (có thể mang theo tên lửa hành trình thông thường và thậm chí là cả bom hạt nhân) tới một căn cứ quân sự mật trên đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương - nằm ngoài tầm tấn công của tất cả các tên lửa đạn đạo Iran hiện có, nhưng vẫn đảm bảo khoảng cách cần thiết (khoảng 3.200km) để oanh tạc cơ tham gia các chiến dịch đối phó Iran.
Với các bước đi trả đũa, Quốc hội Iran thông qua dự luật xem tất cả lực lượng quân sự Mỹ và nhân viên của Lầu Năm Góc cùng các tổ chức, mật vụ, tư lệnh liên quan và những ai đã ra lệnh giết tướng Soleimani đều là khủng bố. Đại giáo chủ Ali Khamenei cũng cảnh báo sẽ đáp trả dữ dội đối với "những tên tội phạm đã nhuốm máu đôi bàn tay xấu xa của họ".
Trump đã tuyên bố nếu Iran tấn công bất cứ công dân hay tài sản nào của Mỹ, họ sẽ tấn công 52 địa điểm của Iran, trong khi một chỉ huy của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, cũng tuyên bố nước này đã "xác định 35 mục tiêu Mỹ trong tầm ngắm", và nếu Mỹ tấn công Iran, nước này sẽ tấn công các đồng minh của Mỹ là Dubai và Israel. Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia tối cao Iran tiết lộ, nước này đang xem xét 13 kịch bản trả đũa Mỹ, trong đó "kịch bản yếu nhất" vẫn mang tới "cơn ác mộng lịch sử" cho Mỹ.
Iran đã trả đũa vụ ám sát tướng Qassem Soleimani bằng cách bắn 15 tên lửa đạn đạo hai cơ sở quân sự Mỹ ở al-Asad vàIrbil (Iraq) rạng sáng 8/1.Theo giới phân tích, Tehran đã tiến hành một vụ tấn công có tính toán, qua đó hiện thực hóa lời đe dọa trả thù cho cái chết của tư lệnh Lực lượng Quds. Đây cũng là bước ngoặt trong mối quan hệcăng thẳng Mỹ - Iranbởi nó đánh dấu lần đầu tiên Tehran ra tay tấn công trực diện binh sĩ Mỹ, từ đó làm tăng nỗi lo về nguy cơ nổ ra chiến tranh giữa hai nước này. Trong thông điệp chính thức ngày 8/1, Trump công bố kế hoạch trừng phạt kinh tế Iran: “Các lệnh trừng phát kinh tế sẽ tiếp tục được áp dụng cho đến khi Iran thay đổi hành vi” …
Gốc rễ của vấn đề
Dù Mỹ và Iran đều trong tình trạng thù địch nhiều thập niên qua nhưng hiếm khi quan hệ giữa hai nước lại căng thẳng nghiêm trọng như hiện tại. Mỹ đang ra sức tước đi nguồn thu từ dầu mỏ vốn là huyết mạch của nền kinh tế Iran. Cấm vận càng tiếp sức cho lạm phát và làm suy yếu sự ủng hộ trong nước dành cho chính quyền của Tổng thống Hassan Rouhani.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ gần như bóp nghẹt Iran về kinh tế, thổi bùng biểu tình khắp đất nước để phản đối chính phủ Iran tăng giá nhiên liệu. Lãnh đạo Iran bị tố đàn áp các cuộc biểu tình dẫn tới việc hàng trăm người chết và hàng ngàn người bị bắt.
Tên lửa Shahab 3 của Iran được cho đã tham gia tấn công căn cứ Mỹ ở Iraq; Nguồn: ISNA |
Cùng với chiến dịch cấm vận, Mỹ dựa vào vai trò nòng cốt mà các ngân hàng Mỹ và đồng USD đang đảm trách trong nền kinh tế toàn cầu. Bất kỳ quốc gia, tập đoàn hay ngân hàng nào vi phạm các điều khoản cấm vận của Washington sẽ bị phong tỏa tài sản trên đất Mỹ hoặc mất khả năng chuyển tiền tới hoặc thông qua các tài khoản ở Mỹ.
Ban đầu, Iran đã đáp trả dè dặt trước các động thái gây hấn của Mỹ. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt kinh tế liên tiếp khiến Iran bị dồn vào thế buộc phải hành động, trả đũa bằng cách tấn công các tàu dầu ở Vịnh Ba Tư, tuyên bố sẽ không ngồi yên khi bị Mỹ trừng phạt. Nước này cho biết đã vượt qua các giới hạn nêu trong thỏa thuận về mức độ làm giàu uranium và trữ lượng uranium làm giàu.Rõ ràng hành động của cả hai phía đều đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể làm cho xung đột bùng phát, khơi mào cho cuộc chiến tranh tổng lực vô tiền khoáng hậu./. Tranh cãi về khía cạnh pháp lý trong vụ Mỹ ám sát tướng Iran Soleimani
Từ khóa: Xung đột Mỹ-Iran, căng thẳng Mỹ-Iran, Mỹ giết tướng Iran, Iran tấn công Mỹ
Thể loại: Pháp luật
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN