Mốc lịch sử

Cập nhật: 08/11/2019

I- THÀNH LẬP ĐÀI PHÁT THANH QUỐC GIA
1- Bối cảnh lịch sử
-Năm 1940 phát xít Nhật vào chiếm Đông Dương. Cuối năm 1944 đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 bước vào giai đoạn kết thúc, báo hiệu phe phát xít sẽ bị diệt vong. Mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp ở Đông Dương ngày càng căng thẳng, chờ thời cơ bùng nổ.
- Trong bầu không khí ngột ngạt ấy, ở Việt Nam báo chí chưa đủ mạnh để nói rõ cho nhân dân thế giới biets thực trạng ở Việt Nam. Lúc này cả Đông Dương có số ít cái gọi là" hãng Radio" tư nhân như Sindex Hải Phòng, Jai den xeniro, Siranoyoru ở Sài Gòn dùng để quảng cáo, thương mại. Tại Sài Gòn - Chợ Lớn- Gia Định có Sài Gòn Radio được Pháp bảo hộ nhằm tuyên truyền chính sách cai trị của thực dân.
- Ở Việt Nam cũng như toàn Đông Dương chưa có Đài Phát thanh Quốc gia với tư cách và tính chất của một tờ báo nói chính nghĩa của nhân dân, của dân tộc.
2- Quá trình thành lập Đài Phát thanh Quốc gia
- Cách mạng Tháng tám thành công trong nước. Trên đường từ Tân Trào, Tuyên Quang về Hà Nội. Hồ Chí Minh – Chủ tịch Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Chủ tịch chính phủ lâm thời đã chỉ thị cho Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Trần Huy Liệu – Bộ trưởng Bộ thông tin truyền thông phục vụ cách mạng, đặc biệt gấp rút thành lập một Đài Phát thanh Quốc gia. Ông Xuân Thủy, Ủy viên Ủy ban Cách mạng lâm thời Bắc Bộ được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện.
- Sáng 22-8-1945, ông Xuân Thủy tổ chức cuộc họp tại số 4, Phố Đinh Lễ, Hà Nội ( bên cạnh Bắc Bộ phủ) để truyền đạt ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc thành lập Đài Phát thanh Quốc gia. Dự họp có ông Trần Kim Xuyến, Trần Lâm, Chu Văn Tích. Tại cuộc họp này ông Trần Kim Xuyến được giao nhiệm vụ tổ chức bộ máy Sở tuyên truyền Bắc Bộ, ông Trần Lâm lo thành lập Đài Phát thanh Quốc gia, trực thuộc bộ Thông tin tuyên truyền. Mỗi người một trọng trách nhưng cả 3 ông trước mắt tập trung cho việc cấp bách nhất là ra đời sớm Đài Phát thanh để đáp ứng nhu cầu tuyên truyền cách mạng. Đài phát thanh có tác dụng vô cùng quan trọng về tuyên truyền đối nội và đối ngoại. Về đối nội là phương tiện thông tin nhanh nhất, rộng khắp nhất để truyền bá những chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, phản ánh kịp thời diễn biến tình hình trong nước và thế giới, là cầu nối giữa trung ương và địa phương, giữa Chính phủ và nhân dân. Về đối ngoại thì làn sóng của Đài phát thanh có thể vượt qua biên giới quốc gia, đập lại những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của quần chúng, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
- Đài Phát thanh là một bộ phận quan trọng của Bộ Thông tin tuyên truyền, có trụ sở tại số 4 Đinh Lễ, Hà Nội, bên cạnh Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Lúc này ở Hà nội cũng chưa có một Đài phát thanh làm nhiệm vụ thông tin đại chúng. Trong thời gian hoạt động tuyên truyền xung phong, ông Trần Lâm được giao nhiệm vụ nghe đài nước ngoài, lấy tin tức phục vụ tuyên truyền. Tìm hiểu thêm sách báo, các ông hình dung ra một đài phát thanh to hay nhỏ đều có ba bộ phận chính là Biên tập chương trình, studio và phát sóng.
- Bộ phận biên tập chương trình do ông Trần Lâm phụ trách trong 10 ngày đã tập hợp được 20 người gồm có công chức, trí thức, cán bộ Mặt trận Việt Minh có trình độ văn hóa từ thành chung trở lên.
- Nhiệm vụ của ông Trần Kim Xuyến là chuẩn bị phát sóng. Lúc này ở Hà nội chưa có đài hoặc trạm phát sóng phát thanh. Sở Vô tuyến điện viễn thông Hà Nội quản lý đài phát sóng vô tuyến điện Bạch Mai ở số 128C Đại La. Đây là trung tâm phát sóng, liên lạc bằng tín hiệu moocxo với Sài Gòn, Pari và điện thoại đường dài Hà Nội – Sài Gòn. Sau khi giành chính quyền, Bộ Quốc phòng đã quản lý Sở Vô tuyến điện – viễn thông, bao gồm cả đài Bạch Mai và trung tâm thụ tín ở số 4 Phạm Ngũ Lão. Từ trung tâm thụ tín đến Bạch Mai có đường dây cáp ngầm để truyền dẫn tín hiệu. Trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật này, ông Trần Kim Xuyến cùng kỹ sư Nguyễn Văn tình, lãnh đạo Sở Vô tuyến điện cũ và ông Nguyễn Cung, một kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, trực tiếp phụ trách Đài Bạch Mai đã cải tiến máy phát tín hiệu moocxo thành máy phát tín hiệu âm thanh. Đến ngày 31-8-1945, hai máy phát thanh được cải tiến phát thử trên các sóng ngắn:31m và 41m.
- 11h30 phút ngày 7/9/1945: Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức cất tiếng chào đời. Nội dung buổi phát thanh đầu tiên bằng tiếng Việt bắt đầu bằng câu: "Đây là Tiếng nói của Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Ngày 01/6/1946: Đài Tiếng nói Nam Bộ ra đời, Đài có khi lấy tên là Đài Tiếng nói Đồng Tháp Mười hay Đài Tiếng nói miền Nam Việt Nam

- Ngày 23/10/1946: Hồ Chủ tịch đã nói chuyện trực tiếp với đồng bào cả nước về Tạm ước 14/9/1946 qua làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam.

- Ngày 21/1/1947: Hồ Chủ Tịch đến Đài Tiếng nói Việt Nam đọc thơ chúc Tết gửi đồng bào và chiến sỹ cả nước. Hồ Chủ tịch viết tặng sư cụ chùa Trầm mấy chữ trên giấy hồng điều: “Kháng chiến tất thắng, kiến quốc tất thành”. Cũng tại đây, Đài Tiếng nói Việt Nam đã ghi âm lời Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào và chiến sỹ Nam Bộ.

- Ngày 22/1/1947: Phát thư Chúc Tết của Bác Hồ bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (có lời dịch).

- Ngày 19/5/1947: Đài lại chuyển đến địa điểm sơ tán mới và chỉ xướng danh: “Đây là Đài Tiếng nói Việt Nam”.

- 11 h ngày 2/9/1947: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm Đài và đọc Diễn văn nhân ngày Quốc khánh.

- Tháng 4/1949: Tổ chức bộ phận biên soạn tin trong nước cho các báo và các đài.

- Ngày 10/10/54: Khi bộ đội vào giải phóng Thủ đô, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát sóng với xưng danh: “Đây là Đài Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Công hoà”.

- Ngày 20/10/1954: Đài Tiếng nói Việt Nam đã thực sự phát sóng từ Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Đầu năm 1955: Bác Hồ đến thăm Đài.

- Năm 1955: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhất.

- Năm 1960: Thành lập Ban biên tập miền Nam.

- Năm 1960: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.

- Tháng 01/1961: Bác Hồ đến thăm khu Trung tâm bá âm

- Năm 1962: Chính phủ quyết định chuyển các máy phát sóng phát thanh sang cho Tổng cục Bưu điện để thống nhất quản lý kỹ thuật vô tuyến viễn thông vào một mối và theo cơ chế hạch toán. Đài Tiếng nói Việt Nam tập trung vào khâu biên tập đến ghi âm và truyền tín hiệu đến đầu đường cáp dẫn đến máy phát. Cũng trong năm này, Đài TNVN được nâng cấp thành một cơ quan trực thuộc Hội Đồng chính phủ. Tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng phân thành các ban biên tập tươg đương cấp vụ, cục.

- 8/1968: Chưong trình phát thanh dành cho ngưòi Việt Nam ở xa Tổ quốc được bắt đầu vào khoảng 24h (giờ VN).

- Sáng ngày 3/9/1969: Phát bản tin đặc biệt: Thông cáo của Ban chấp hành TW Đảng Lao động Việt Nam về sức khoẻ của Hồ Chủ tịch .

- 6h sáng ngày 4/9/1969: Đài Tiếng nói Việt Nam thông báo tin Bác mất.

- Ngày 2/1/1970: Bộ Biên tập triệu tập họp để trao đổi về việc phát thử một Chương trình truyền hình nhân dịp 25 năm thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam.

- Ngày 7/9/1970: Đài Tiếng nói Việt Nam đã làm truyền hình thử nghiệm. Đây là buổi phát sóng đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam, chưong trình gồm 15 phút thời sự và 30 phút ca nhạc.

- Từ 16/4/1972 : Truyền hình phải ngừng phát sóng vì chiến tranh phá hoại của Mỹ bằng không quân.

- Ngày 23/12/1972: Máy bay B52 của Mỹ đã rải thảm bom xuống khu vực Đài phát sóng phát thanh Mễ Trì và Đài Bạch Mai (đồng thời là khu tập thể lớn), phá huỷ cả hai cơ sở phát sóng lớn tại Hà Nội. Hơn 100 gia đình cán bộ của Đài bị mất nhà cửa. Đài Tiếng nói Việt Nam phải ngừng phát sóng 9 phút. Sau đó, Đài Tiếng nói Việt Nam lại tiếp tục phát sóng.

- Tối 27/1/1973: Công bố tin và Văn kiện đình chiến ký kết tại Pari tới thính giả cả nước và một phần châu lục.

- Năm 1973: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhất. Cục Kỹ thuật phát thanh được tặng Huân chương chiến công hạng Nhất.

- Năm 1973: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.

- Ngày 30/4/1975:Tiếp quản Đài truyền hình Sài gòn.

- Trưa ngày 30/4/1975: Phát tin Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

- Năm 1975: Ban Truyền hình tách ra một bộ phận để tiến hành công việc chuẩn bị cơ sở truyền hình ở Giảng Võ.

- Ngày 16/6/1976: Đài truyền hình TW chính thức phát sóng hàng ngày. Ban Lãnh Đạo đổi tên là Ban Giám đốc. Đài Tiếng nói Việt Nam đổi tên là Đài phát thanh và truyền hình.

- 11h30 ngày 02/7/1976: Đài Tiếng nói Việt Nam đổi xưng danh thành: “Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

- Tháng 9/1977: Chính phủ ban hành Nghị định thành lập Uỷ ban Phát thanh và Truyền hình trong đó có Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam.

- Năm 1980: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.

- Năm 1984: Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam được tách ra khỏi cơ cấu của Uỷ ban Phát thanh và Truyền hình, trực thuộc Ban Bí thư TW Đảng.

- Năm 1987: Uỷ ban Phát thanh và Truyền hình giải thể, Đài Tiếng nói Việt Nam cùng với Đài Truyền hình Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam trở thành 3 cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ.

- Ngày 30/4/1987: Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 71-HĐBT, qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam.

- Ngày 29/6/1988: Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 200 – CT về tổ chức bộ máy của Đài Tiếng nói Việt Nam.

- Năm 1990: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.

- Tháng 8/1993: Chính phủ giao cho Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam quản lý các máy phát sóng của toàn hệ thống do Tổng cục Bưu điện chuyển sang, cũng như quản lý nghiệp vụ hệ thống các Đài phát thanh, hệ thống các Đài truyền hình địa phương trong cả nước.

- Ngày 16/8/1993: Chính phủ ban hành Nghị định số 53-CP, qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam.

- Ngày 7/9/1995: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Sao vàng.

- Ngày 02/11/1998: Báo Tiếng nói Việt Nam, tờ báo in của Đài Tiếng nói Việt Nam ra số đầu tiên.

- 03/02/1999: Tiếng nói Việt Nam chính thức phát thanh trên Internet.

- Tháng 03/1999: Khai trương Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Thái Lan.

- Tháng 6/2000: Khai trương Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pari (Pháp).

- Tháng 5/2001: Khai trương Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Nga, Trung Quốc.

- 7/9/2001: Đài Tiếng nói Việt Nam được Đảng và Nhà nước phong tặng Danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”.

- Năm 2002: Khai trương cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ai cập.

- Năm 2003: Khai trương cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Nhật Bản.

- Ngày 18/7/2003: Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2003/NĐ-CP, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam.

- Ngày 19/11/2003: Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1287/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Đài Tiếng nói Việt Nam đến năm 2010.

- Ngày 10/4/2007, tại buổi làm việc với Đài Tiếng nói Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận một số vấn đề quan trọng đối với Đài Tiếng nói Việt Nam (Thông báo số 67/TB-VPCP).

- Ngày 04/02/2008: Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2008/NĐ-CP, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Các đơn vị biên tập tổ chức lại thành các Hệ như sau:

-Hệ Thời sự - Chính Trị - Tổng hợp(VOV1):Được thành lập theo Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 4-2-2008 trên cơ sở ban Thời sự, Ban Kinh tế - khoa học và công nghệ, Ban Bạn nghe Đài. Trong hệ thành lập các phòng. Lãnh đạo Hệ là Giám đốc và Phó Giám đốc.

-Hệ Văn hóa – Đời sống – Khoa giáo (VOV2):Được thành lập theo Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 4-2-2008 trên cơ sở ban Văn học và Nghệ thuật, Ban Văn hóa xã hội. Trong hệ thành lập các phòng. Lãnh đạo Hệ là Giám đốc và Phó Giám đốc.

- Hệ Âm nhạc – Thông tin – Giải trí (VOV3):Được thành lập theo Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 4-2-2008 trên cơ sở của Ban Âm nhạc, từ năm 2003 đến năm 2009, bao gồm cả Đoàn ca nhạc. Trong hệ thành lập các phòng. Lãnh đạo hệ là Giám đốc và Phó Giám đốc.

- Hệ Phát thanh Dân tộc(VOV4):Được thành lập theo Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 4-2-2008 trên cơ sở của ban Phát thanh Dân tộc. Trong Hệ có thành lập các phòng. Lãnh đạo Hệ là Giám đốc và Phó Giám đốc.

- Hệ Phát thanh Đối ngoai (VOV5);Được thành lập theo Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 4-2-2008 trên cơ sở của ban Biên tập Đối ngoại. Trong Hệ thành lập nên các phòng. Lãnh đạo hệ là Giám đốc và các Phó giám đốc

- Kênh Phát thanh Giao thông Quốc gia ;Thành lập tháng 11-2009. Trong Kênh thành lập các phòng. Lãnh đạo kênh là Giám đốc và các Phó Giám đốc.

- Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam;Tháng 9-2008 thành lập hệ Phát thanh có hình, từ tháng 5-1012 đổi tên thành Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam, trong kênh hình thành các phòng. Lãnh đạo Kênh là Giám đốc và các Phó Giám đốc. Giám đốc từ khi thành lập đến nay.

- Kênh Truyền hình Quốc hội:Thàng lập T12-2014. Trong Kênh thành lập các phòng. Lãnh đạo kênh là Giám đốc và các Phó Giám đốc.

- Trung tâm Tin;Thành lập T3-2008 là ngân hàng tin của Đài tiếng nói Việt Nam. Lãnh đạo là Giám đóc và các Phó Giám đốc Trung tâm.

Trong thời gian thi hành Nghị định số 16/2008/NĐ-CP, Nghị định số 55/2004/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập một số cơ quan thường trú nước ngoài như sau:

- Cơ quan thường trú tại Viêng Chăn, Lào:Thành lập tháng 6/2010.

- Cơ quan thường trú tại PnomPenh, Campuchia:Thành lập tháng 6-2010.

- Cơ quan thường trú tại Oashington, Hoa Kỳ:Thành lập tháng 9-2009.

- Cơ quan thường trú tại Praha, Séc;Thành lập tháng 6-2014.

- Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam;Nâng cao từ Đoàn Ca nhạc, từ tháng 8-2009. Trong Nhà hát thành lập các phòng. Lãnh đạo là Giám đốc và các Phó Giám đốc.

- Cơ quan đại Diện Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Đông Bắc( Quảng Ninh);Thành lập Tháng 2-2015.

Từ khóa:

Thể loại: Mốc lịch sử

Tác giả:

Nguồn tin: R&D