Xanh hóa ngành logistics nhiều doanh nghiệp gặp khó về nguồn vốn
Cập nhật: 16/11/2024
Phiên chứng khoán chiều qua: Thị trường tăng nhẹ, giao dịch quanh mốc 1230 điểm (26/11/2024)
Hà Nội tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh y, dược vi phạm (26/11/2024)
VOV.VN - Xanh hóa ngành logistics đang trở thành yêu cầu bắt buộc của các doanh nghiệp trước yêu cầu ngày càng cao của các thị trường, đòi hỏi xanh hóa cả chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, ở nước ta chủ yếu doanh nghiệp logistics thường là vừa và nhỏ, do đó còn gặp khó khăn hạn chế về nguồn vốn.
Theo bà Trần Thị Thu Hương, Trưởng bộ môn Logistics và chuỗi cung ứng, Trường Đại học Thương mại, các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện phải đối diện với nhiều khó khăn. Ở giai đoạn đầu xanh hóa đòi hỏi các doanh nghiệp đầu tư tốn kém về mặt chi phí, trong khi thực tế, đa phần doanh nghiệp logistis nước ta là nhỏ và vừa, nên đây là một áp lực khi phải đưa ra các quyết định liên quan đến đầu tư để trở nên xanh hơn…
Để đáp ứng yêu cầu liên quan đến xanh hoá như khả năng chuyển đổi từ đường bộ, sang vận chuyển bằng các hình thức có mức phát thải thấp hơn như đường thủy nội địa, đường sắt thì khả năng chuyển đổi hạn chế. Cùng với đó khó khăn trong việc tiếp cận các loại hình vận chuyển mang lại khí thải các bon thấp hơn…
Nhiều doanh nghiệp cũng cho biết, khó khăn khi thực hiện logistics xanh là vấn đề đầu tư cho công nghệ, xanh hoá bao bì đóng gói, kho bãi sử dụng năng lượng tái tạo nhằm giảm khí nhà kính, giảm rác thải ra môi trường… Những yêu cầu này đòi hỏi cần nguồn tài chính rất lớn trong khi doanh nghiệp hạn chế về vốn…
Bà Đặng Hồng Nhung, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, trước khó khăn của doanh nghiệp, Bộ đang đồng hành cùng các cơ quan liên quan, ghi nhận và đưa ra các giải pháp tháo gỡ. Cùng với đó, tham mưu lãnh đạo Chính phủ để có chiến lược thu hút đầu tư phát triển dịch vụ logistics gắn với logistics xanh và phát triển bền vững.
Đồng thời cho rằng, các dự án về xây dựng trung tâm logistics đang là danh mục ưu đãi để đầu tư, trong đó, phát triển logistics xanh sẽ có các chính sách ưu đãi của Chính phủ tập trung vào việc khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi sang các phương tiện có lượng phát thải thấp, xe điện. Cụ thể, Chính phủ miễn lệ phí trước bạ trong 3 năm đầu tiên cho xe tải điện vận hành bằng pin và giảm 50% lệ phí trước bạ trong hai năm tiếp theo.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng có những dự án hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình chuyển đổi tiết kiệm điện năng…
Hiện tại Bộ đang đang dự thảo vế chiến lược phát triển dịch vụ logictis Việt Nam 2025-2035 tầm nhìn đến 2045, việc phát triển logictis xanh cũng là một trong những quan điểm hàng đầu. Sau khi dự thảo được ban hành Bộ sẽ xây dựng chiến lược phát triển xanh cho dịch vụ logictis, trong đó sẽ tích hợp về điện năng, phương thức vận tải xanh hoá tối ưu hơn.
Nhiều chuyên gia cho rằng, bản thân các doanh nghiệp cần phải thay đổi từ nhận thức tư duy, đến hành động, xây dựng chiến lược phát triển xanh để đáp ứng yêu cầu của các thị trường khó tính. Cùng với đó, cần phải triển khai các biện pháp xanh hóa từng hoạt động dịch vụ từ kho bãi như thay thế hệ thống nguồn điện năng, sang các nguồn điện năng thân thiện hơn với môi trường.
Đối với những chính sách của Nhà nước để khuyến khích phát triển xanh, các doanh nghiệp cần tranh thủ các chính sách này để khắc phục những hạn chế nguồn lực tài chính để có thể xanh hóa các hoạt động của mình, qua đó nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Từ khóa: logistics, Xanh hóa ngành logistics, doanh nghiệp gặp khó về nguồn vốn, doanh nghiệp, logistics, doanh nghiệp logistics
Thể loại: Kinh tế
Tác giả: nguyễn hằng/vov1
Nguồn tin: VOVVN