Trung Quốc trước nỗi lo các doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi nước này

Cập nhật: 20/04/2020

VOV.VN - Chính phủ Trung Quốc sẽ đối phó thế nào trước làn sóng rút về của các doanh nghiệp nước ngoài?

Trong bối cảnhđại dịchCovid-19 vẫn diễn biến khó lường,tác động tiêu cực tới chuỗi cung ứng toàn cầu, cuối tuần qua,Thủ tướng Nhật BảnAbe Shinzođã lên tiếngkêu gọi các doanh nghiệp nước này rời khỏi Trung Quốc,nhằmđa dạng hóacác điểmsản xuất,xây dựng nền kinh tế ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc.

trung quoc truoc noi lo cac doanh nghiep nuoc ngoai rut khoi nuoc nay hinh 1
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi các công ty Nhật dời nhà máy ở Trung Quốc về nước hoặc chuyển sang Đông Nam Á. Ảnh: Reuters.

Đề xuất của ông Abe Sinzo được đưa ra khi nhiều doanh nghiệp tại Mỹ cũng đang xem xét việc rút khỏi Trung Quốc.Điều này khiếnchính phủ Trung Quốc lo ngạinósẽtrở thành lực cản lớn cho sự hồi sinhcủanền kinh tếnước này, vốn đã chịu thiệt hại nặng nề từ dịch bệnh Covid-19.

Vậy xuất phát từ đâu mà Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi việc rút các doanh nghiệp nước này ở Trung Quốc về nước cũng như chính phủ Trung Quốc sẽ đối phó thế nào trước làn sóng rút về của các doanh nghiệp nước ngoài?

Hiện chính phủ Trung Quốc chưa công bố chính sách hay biện pháp lâu dài nào để đối phó với những tác động từ việc doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi nước này. Ngược lại, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong mới đây còn lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng vốn đầu tư nước ngoài đồng loạt rút khỏi nước này, đặc biệt sau khi dịch bệnh xảy ra. Theo ông Cao Phong, mặc dù dịch bệnh có gây ảnh hưởng nhất định tới các doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc, song tình trạng ồ ạt rút vốn đầu tư nước ngoài chưa và sẽ không xảy ra ở nước này.

Bằng chứng mà ông đưa ra là tỷ lệ nối lại sản xuất sau dịch của các doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc vẫn tăng đều. Theo kết quả điều tra đối với hơn 8700 doanh nghiệp nước ngoài trọng điểm đang hoạt động ở nước này, có gần 73% các doanh nghiệp này đã khôi phục sản xuất được trên 70%, trong đó có tới 98% doanh nghiệp Nhật Bản ở khu vực Hoa Nam của Trung Quốc đã sản xuất trở lại.

Riêng với các doanh nghiệp Nhật, dư luận Trung Quốc cho rằng, những công ty Nhật xem xét việc rút vốn khỏi nước này chủ yếu là những doanh nghiệp xuất khẩu, các công ty hướng tới thị trường Trung Quốc khả năng cao không tính đến biện pháp này, bởi Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới. Nước này còn đưa ra các số liệu thống kê, cho rằng có thể số doanh nghiệp Nhật Bản rời khỏi Trung Quốc không đến 10%.

Tuy nhiên, cũng có chuyên gia nước này cho rằng, để ổn định chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trong nước, Trung Quốc phải khởi động toàn diện kế hoạch "dự phòng" với việc tạo dựng một hệ thống ngành phụ trợ cho riêng mình, bởi Trung Quốc là quốc gia có ngành chế tạo lớn nhất thế giới, có mối gắn kết chặt chẽ với chuỗi cung ừng toàn cầu, việc vốn đầu tư nước ngoài rút khỏi nước này ảnh hưởng đến ngành chế tạo và doanh nghiêp Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi.

Trước mắt, Bộ Thương mại Trung Quốc đã thiết lập và kiện toàn cơ chế làm việc liên quan đến các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, lên danh sách những dự án có vốn đầu tư nước ngoài trọng điểm, hỗ trợ các doanh nghiệp này giải quyết các khó khăn và vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai dự án, tăng cường công tác hỗ trợ đảm bảo cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn được xúc tiến, nhằm giữ chân các nhà đầu tư quan trọng ở lại Trung Quốc./.

Từ khóa: Trung Quốc, Nhật Bản, doanh nghiệp nước ngoài, rút khỏi Trung Quốc

Thể loại: Kinh tế

Tác giả:

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập