Tiền tiểu đường chuyển sang bệnh tiểu đường mất bao lâu?

Cập nhật: 01/08/2023

VOV.VN - Tiền tiểu đường xảy ra ngay trước khi bắt đầu mắc bệnh tiểu đường, một chứng rối loạn chuyển hóa hiện đang có hàng triệu người mắc phải. Vậy các triệu chứng tiền tiểu đường là gì, làm cách nào để phòng ngừa căn bệnh này, hãy cùng tìm đáp án trong bài viết sau.

Đúng như tên gọi, tiền tiểu đường xảy ra ngay trước khi bắt đầu mắc bệnh tiểu đường, một chứng rối loạn chuyển hóa hiện đang có hàng triệu người mắc phải. Thiếu nhận thức, chẩn đoán không đầy đủ và bỏ qua các triệu chứng của bệnh là những lý do chính khiến mọi người không biết về tiền tiểu đường. Và khi bệnh tiến triển là điều mà nhiều bệnh nhân bất ngờ khi không có bất kỳ dấu hiệu nào.

​Khi nào một người bị tiền tiểu đường?​

Khi mức đường huyết không đáp ứng các tiêu chí của bệnh tiểu đường nhưng vẫn ở mức cao được coi là bình thường. Bao gồm: IFG - Suy giảm đường huyết lúc đói - FPG 100-125 mg%; IGT (75 gm OGTT) - Rối loạn dung nạp glucose - 2 giờ PG 140-199 mg%; HbA1C - 5,7-6,4%

Người lớn thừa cân hoặc béo phì có người thân thế hệ thứ nhất mắc bệnh tiểu đường, tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp (HA cao), HDL < 35 mg% hoặc TG > 250 mg%, phụ nữ mắc PCOS, lười vận động, liên quan đến kháng insulin nên được xét nghiệm tiền tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng của tiền tiểu đường là gì?

Tiền tiểu đường thường không có triệu chứng, có nghĩa là một người có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Các yếu tố nguy cơ như béo phì, lối sống ít vận động, thiếu hoạt động thể chất đầy đủ và bổ sung nhiều loại carbohydrate và chất béo, dẫn đến tiền tiểu đường.

Một số dấu hiệu trong cơ thể, chẳng hạn như Acanthosis nigricans (là một bệnh lý trên da biểu hiện bởi các mảng da đổi màu sẫm và thường xuất hiện tại các vị trí như nách, bẹn, cổ), cùng với nhiều dấu hiệu khác, giúp xác định các cá nhân có nền tảng di truyền hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.

Các biện pháp phòng ngừa phải thực hiện là gì?

Các biện pháp phòng ngừa là vô cùng cần thiết. Do đó phải tăng cường hoạt động thể chất, chú ý chế độ ăn uống, giữ mức calo cần thiết theo chỉ số BMI. Bạn có thể tham khảo ý kiến ​​​​chuyên gia dinh dưỡng, họ sẽ tính toán giá trị năng lượng chính xác của chế độ ăn kiêng cần thiết cho cơ thể của bạn để kiểm soát lượng đường.

Theo chuyên gia, ngoài việc kiểm soát cân nặng, tránh hút thuốc và uống rượu, ngủ đủ giấc, theo dõi lượng đường trong máu đều đặn và kiểm tra sức khỏe thường xuyên là một số bước phòng ngừa mà một người có thể thực hiện.

Đừng đợi đến 40 tuổi mới kiểm tra lượng đường trong máu

Khi khám sức khỏe định kỳ, có thể phát hiện tiền đái tháo đường ở mọi lứa tuổi. Theo chuyên gia sức khỏe, khuyến cáo trước đây chỉ kiểm tra đường huyết đối với người trên 40 tuổi không còn giá trị. Hiện tại, người ta khuyến nghị nên đưa xét nghiệm đường huyết vào bất kỳ xét nghiệm máu toàn diện nào, bất kể tuổi tác. Biện pháp phòng ngừa này là cần thiết do ngày càng có nhiều trường hợp quan sát thấy các vấn đề về đường huyết ở giai đoạn đầu. Cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 đều có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi và không có ngưỡng tuổi cụ thể để kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu có khuynh hướng di truyền (kiểu gen) hoặc các đặc điểm quan sát được (kiểu hình) cho thấy bệnh nhân có thể mắc bệnh tiểu đường, thì xét nghiệm đường huyết trở nên cần thiết để đánh giá thêm.

Từ khóa: tiền tiểu đường, bệnh tiểu đường, dấu hiệu tiền tiểu đường, điều trị tiền tiểu đường, tiền tiểu đường có triệu chứng không, nguyên nhân gây bệnh tiểu đường, thực phẩm dành cho người tiểu đường, thực phẩm dành cho bệnh nhân tiểu đường,

Thể loại: Y tế

Tác giả: n.hà/vov.vn (biên dịch)

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập