Thượng uý công an tát nhân viên trạm dừng nghỉ: Ngoài vi phạm quy tắc ứng xử còn vi phạm gì
Cập nhật: 14/11/2019
Ngày cuối cùng của Tổng thống Biden ở Nam Carolina trước khi kết thúc nhiệm kỳ
Những lễ tuyên thệ đáng nhớ nhất trong lịch sử của các Tổng thống Mỹ
VOV.VN -Luật sư Cường cho rằng, ngoài bị xem xét kỷ luật theo quy định của ngành, vị này có thể bị xử phạt hành chính về hành vi làm nhục người khác.
Ngày 11/11, Công an tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định đình chỉ 1 tháng đối với Thượng uý Nguyễn Xô Việt – công tác tại Công an Thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) để xác minh làm rõ thông tin có cách hành xử không đúng mực khi ném xúc xích vào một nhân viên bán hàng, thậm chí thượng úy công an tát một nhân viên khác tại trạm dừng nghỉ Hải Đăng gây bức xúc dư luận.
Lãnh đạo công an tỉnh Thái Nguyên khẳng định, quan điểm của Công an tỉnh là kiên quyết xử lý những cán bộ vi phạm quy tắc ứng xử của cán bộ chiến sỹ CAND, không bao che các hành vi vi phạm.
Hình ảnh cắt từ clip. |
Như vậy, ngoài việc vi phạm quy tắc ứng xử của cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân, dư luận đặt câu hỏi Thượng úy Nguyễn Viết Xô còn vi phạm gì khác theo quy định của pháp luật?
Trao đổi với PVVOV.VN, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, có thể nói rằng sau vụ việc đại úy Lê Thị Hiền gây náo động sân bay thì vụ việc cán bộ công an thành phố Thái Nguyên ném xúc xích vào mặt nhân viên trạm dừng nghỉ Hải Đăng (trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên) và có hành vi tát vào mặt một nhân viên khác cũng là một việc khá bất ngờ, thậm chí là sốc với nhiều người... Bởi hành vi ứng xử thiếu văn hóa nơi đông người của những người đòi hỏi mức độ chuẩn mực cao trong xã hội.
“Sự việc này cơ quan công an sẽ xác minh làm rõ nguyên nhân, làm rõ hành vi, hậu quả đối với nạn nhân và xã hội để có biện pháp xử lý cho phù hợp”- luật sư Cường nói.
Luật sư Cường cho rằng, nếu người đàn ông trong hình ảnh trên là cán bộ công an nhân dân thì thái độ, hành vi ứng xử như vậy là không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, tác phong công an nhân dân và có hành vi xúc phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm và xâm hại đến sức khỏe của người khác, gây rối trật tự công cộng. Bởi vậy hành vi này sẽ bị xem xét kỷ luật theo quy định của ngành công an và có thể bị xử phạt hành chính về hành vi làm nhục người khác, hành hung, gây mất an ninh trật tự nơi công cộng... “Bất kể nguyên nhân là việc gì. Nếu làm việc liên quan đến đứa trẻ, hành vi chưa đúng đắn của đứa trẻ mà lại không có hình thức giáo dục phù hợp, ngược lại hành vi phản ứng một cách thô bạo với người khác của người đàn ông này thì lại càng không thể chấp nhận được”- luật sư Cường nói.
Còn dưới góc độ tâm lý và giáo dục, theo vị luật sư này hành vi bênh con theo kiểu này là phản giáo dục, sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển và hình thành nhân cách của đứa trẻ. Bởi vậy, vụ việc này sẽ là bài học kinh nghiệm sâu sắc đối với người đàn ông này về hành vi ứng xử, giao tiếp và giáo dục hình thành nhân cách với nhũng đứa trẻ.
“Vấn đề này cơ quan chức năng cần xác minh làm rõ để có hình thức xử lý cho phù hợp. Cần đánh giá tác phong, thái độ ứng xử của người này trong thời gian gần đây và đối với những người xung quanh. Nếu hành vi là nóng nảy nhất thời thì phải cần rút kinh nghiệm sâu sắc và phải xin lỗi, bồi thường khắc phục thỏa đáng cho những người bị hại, ngoài ra còn có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội”-luật sư Cường chia sẻ thêm.
Tuy nhiên, theo luật sư Cường nếu hành vi trên là thể hiện bản tính, biểu hiện của thói quen lạm quyền, lộng quyền của một số cán bộ sa sút phẩm chất thì phải cần phải có hình thức xử lý thật nghiêm khắc để giữ gìn uy tín cán bộ cũng như tinh thần phát huy tinh thần nêu gương của cán bộ đảng viên trước nhân dân. Luật sư Cường cho rằng, trong trường hợp này có thể áp dụng chế tài hành chính theo quy định tại điều 5, Nghị định 167 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội đối với người đàn ông này.
Cụ thể, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;...”.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác ;…h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức ;
Như vậy với hành vi ném hàng hóa ( xúc xích) vào người khác thì sẽ bị phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng theo quy định tại khoản 2, điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Còn với hành vi tát, đánh người khác thì đây là hành vi xâm hại đến sức khỏe của người khác và cũng là hành vi gây rối trật tự công cộng. Những hành vi này sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại khoản 3 điều 5 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cơ quan công an trên địa bàn trạm dừng nghỉ Hải Đăng có thể áp dụng các chế tài hành chính này đối với người đàn ông đó.
Trong trường hợp người bị hại có đơn đề nghị xử lý về hành vi gây thương tích và hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác thì cơ quan công an cũng sẽ xem xét đến những yêu cầu này. Trường hợp hai người bị hành hung không có yêu cầu thì căn cứ vào các thông tin, tài liệu nêu trên vẫn có thể xem xét kỷ luật và xử phạt hành chính theo quy định pháp luật./.
Đình chỉ cán bộ công an tát nhân viên bán hàng ở trạm dừng nghỉ
Từ khóa: tát nhân viên trạm nghỉ, hành hung nhân viên trạm nghỉ, Thượng úy công an, Công an Phổ Yên
Thể loại: Pháp luật
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN