Nghị định 142/2002/NĐ-CP liên quan đến quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam
Cập nhật: 23/05/2022
Hé lộ kế hoạch cải tổ FBI của Tổng thống đắc cử Donald Trump
Chớp thời cơ, Nga tung hàng loạt đòn tấn công ác liệt mới vào lực lượng Ukraine
(VOV5) -Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 142/2021/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022; thay thế các Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 và Nghị định số 17/2016/NĐ-CP ngày 17/3/2016 đã quy định trước đó.
Luật sư Phùng Quang Cường, Văn phòng Luật sư Nguyễn Hưng Quang và Công sự nêu một số nội dung đáng chú ý của Nghị định 142:
Nhà B23, Khu Biệt thự Trung Hoà – Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: (84)02435376939. Fax: (84)02435376941
Website:www.nhquang.com
Thứ nhất, về đối tượng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, cụ thể như sau:
Nghị định này đã quy định cụ thể đối tượng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất gồm: Cá nhân là người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì tùy theo mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức bị xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Thứ hai, người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có quyền: Được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất 48 giờ trước khi thi hành; được yêu cầu có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền; được thực hiện các chế độ quy định tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10/6/2020 quy định về tổ chức và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh; được mang theo tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thứ ba, người bị trục xuất có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh; tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ quan Công an trong thời gian làm thủ tục trục xuất; nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật (nếu có); hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Thứ tư, người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất bị áp dụng biện pháp quản lý trong những trường hợp sau:
- Khi có căn cứ cho rằng, nếu không áp dụng biện pháp cần thiết để quản lý thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất.
- Để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ năm, biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất gồm: Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý; chỉ định chỗ ở của người bị quản lý; tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu.
Từ khóa:
Thể loại: Pháp luật
Tác giả:
Nguồn tin: VOV5