MDR - Nghiên cứu hữu ích cho phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam
Cập nhật: 09/12/2020
Bình Dương vừa "tinh gọn" bộ máy vừa "trải thảm đỏ" đón đại bàng
Thuế quan mới có thể khiến lạm phát gia tăng và tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại
(VOV5) - 34 năm qua, Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều tiến bộ và có nhiều triển vọng hướng tới mục tiêu phát triển nhanh, bền vữngcủa Liên hợp quốc tới năm 2030.
Phát biểu tại buổi lễ công bố Báo cáo đánh giá đa chiều (MDR) của Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế(OECD), phối hợp tổ chức chiều 8/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nhấn mạnh: Báo cáo MDR của Việt Nam là một sáng kiến của OECD.
![]() |
Báo cáo MDR của Việt Nam có mục tiêuxác định các hạn chế đối với phát triển ở Việt Nam và các lĩnh vực ưu tiên hành động để kết nối năng lực cạnh tranh kinh tế với các mục tiêu xã hội và phúc lợi; cung cấp kiến thức chuyên môn của OECD cho Việt Nam trong các lĩnh vực trọng tâm có tầm quan trọng cấp thiết đối với Việt Nam; và kết hợp phân tích với tầm nhìn mang tính chiến lược để làm cho các chính sách thích ứng được với bối cảnh đang thay đổi và dự đoán sự phát triển trong tương lai.
Trong 34 năm quakể từ khi Đổi mới, Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều tiến bộ và có nhiều triển vọng hướng tới mục tiêu phát triển nhanh, bền vữngcủa Liên hợp quốc tới năm 2030và đang phấn đấu trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045, thời điểm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước.
Với 27 khuyến nghị cấp cao, 70 hành động, trong đó có 16 hành động ưu tiên, báo cáo MDR thực sự là một tài liệu tham khảo hữu ích cho xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm tới và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới, giúp Việt Nam có thêm thông tin đánh giá toàn diện hơn cũng như xác định hướng phát triển trong 10 năm tới.
Từ khóa: VOV, VOVworld, VOV5, MDR, chiến lược phát triển, đổi mới, OECD
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOV5