Kem hoặc gel y tế: Nếu bạn bị ngứa ở vùng sẹo, kem kháng histamin có thể làm dịu cảm giác ngứa ngáy đồng thời giúp vết sẹo lành lại. Kem Corticosteroid giúp ngăn hình thành sẹo, đồng thời làm mờ sẹo sau một thời gian sử dụng
Gel silicon: Loại gel này dễ tán, nhanh khô, không gây kích ứng cho da nhạy cảm, đồng thời ngăn vi khuẩn phát triển. Gel silicon cấp ẩm cho da và giúp da thoáng khí, nhờ đó vết sẹo mềm lại và mờ dần đi
Viên bổ sung kẽm: Kẽm là một khoáng chất quan trọng đối với sự lành vết thương hở. Kẽm giúp giảm viêm và thúc đẩy tế bào phát triển, nhờ đó giúp làm mờ sẹo.
Mát-xa sẹo: Khi vết thương đã lành, việc mát-xa có thể giúp làm mờ sẹo nhờ phá vỡ các collagen tích tụ ở các mô dưới da. Phương pháp này được khuyên dùng với các loại sẹo gây hình thành các mô dạng dây ngay dưới da.
Tiêm: Có nhiều loại thuốc tiêm khác nhau có thể giúp làm mờ sẹo. Nếu bạn bị sẹo do mụn, các loại filler như collagen hay chất béo có thể giúp san bằng các phần sẹo lồi.
Lột da hóa học hoặc mài da: Các phương pháp này thường áp dụng cho sẹo của vết thương nặng. Các lớp da ngoài cùng bị loại bỏ để xóa phần sẹo bề mặt, đưa phần sẹo sâu lên lớp ngoài cùng.
Liệu pháp laser: Liệu pháp này cũng áp dụng cho các vết sẹo sâu. Các tia laser nhắm đến một số mạch máu nhất định. Bạn có thể cần tiến hành liệu pháp này vài lần để sẹo biến mất hoàn toàn.
Lăn kim: Phương pháp này tạo các lỗ rất nhỏ ở lớp da ngoài cùng, thúc đẩy da tạo collagen, từ đó giúp da căng đầy hơn và cải thiện cấu trúc da.
Phương pháp cắt khâu sẹo: Đây là một dạng tiểu phẫu thường áp dụng cho sẹo do mụn. Bác sĩ da liễu sẽ cắt từng vết sẹo rồi đóng vết thương lại bằng cách khâu hoặc ghép da.
Dầu dừa: Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy, nó có thể giúp vết thương mau lành hơn. Dầu dừa còn thúc đẩy tái tạo da và kháng khuẩn, có lợi trong điều trị sẹo./.