Hai cây sanh “khủng” của doanh nhân bí ẩn ở Hà Nội
Cập nhật: 25/09/2019
Một cây cổ nhất châu Á, một cây có bộ rễ lớn nhất Việt Nam, cả 2 cây sanh này được đặt trong một khu vườn ở Thủ đô mà ít người biết đến.
Cây sanh cổ“Cửu long tranh châu" trồng trong chậu có bộ rễ với chu vi lớn nhất Việt Nam, hiện thuộc sở hữu của một doanh nhân ở Hoàng Mai (Hà Nội). |
Chủ nhân của cây sanh này cho biết, cây có nguồn gốc từ một gia đình quý tộc thời phong kiến. |
Sau khi mua về, chủ nhân đã trồng cây vào một chiếc chậu (dài 4,8m, rộng 3m, cao 0,5m) và chăm sóc theo nghệ thuật bonsai. |
Đến nay,cây sanh cổ "Cửu long tranh châu" trồng trong chậu có bộ rễ với chu vi 9,1m, dài 3,7m, ngang 2m và cao 1,9m. |
"Cửu long tranh châu" nghĩa là 9 con rồng tranh nhau một viên ngọc, xuất phát từ thế dáng của chính cây sanh này. |
Bộ rễ của cây gây ấn tượng vì không chỉ lớn mà còn "lắc lỉu" những hòn đá như "ôm" dưới thân cây. |
Chiều cao bộ rễ là 0,55m. Chiều cao cây là 3,2m. Nếu tính cả chậu, tổng chiều cao lên đến 3,7m. |
Bộ rễ tụ lại với nhau, mốc trắng. Dấu tích này cho thấy, rất có thể ban đầu đây là một cây sanh được dùng để ký vào hòn non bộ. |
Theo chủ nhân của cây, để sở hữucây sanh cổ độc đáonày rất khó khăn. Năm 2010, cây được giám định của bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội, xét theo mẫu vật lấy tại cành cây sanh này cho số tuổi khoảng 152 năm tuổi và được cấp bằng công nhận “cây sanh cổ trồng chậu có chu vi bộ rễ lớn nhất Việt Nam”. |
Bên cạnh sanh cổ “Cửu long tranh châu" là tác phẩm sanh "Mộc thạch nghênh phong". Tác phẩm này đã được tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là "Cây sanh ôm đá nghệ thuật lớn, cổ nhất châu Á" vào ngày 18/12/2010. |
Cây sanh "Mộc thạch nghênh phong" cao 3m, chu vi của cả bộ rễ ôm đá này lên đến 5,5m. |
Chủ nhân cho biết, cây có nguồn gốc từ một gia đình quý tộc, thời phong kiến. Theo chủ nhân của cây sanh quý, ông mua cây sanh này cách đây 20 năm. "Thời điểm đó, tôi phải đổi 8 lô đất ở Hà Nội, nếu quy đổi ra giá trị hiện tại phải vài triệu đôla", ông nói. |
Sanh cổ được uốn theo thế "Mộc thạch nghênh phong". Tại sao lại là "Mộc thạch nghênh phong"? Vì cây sanh này có một bộ rễ ôm đá mà thế đứng làm cho cây và khối đá dưới chân gắn chặt vào nhau như đưa toàn thân vươn lên cùng nghênh đón gió, chủ cây cho biết. |
Từ khóa:
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN