Để hơi thở không có mùi khó chịu khi đeo khẩu trang thời gian dài
Cập nhật: 20/06/2021
Phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường (24/11/2024)
Loại quả nhỏ bé nhưng lại “siêu bổ dưỡng”, không khí lạnh tràn về càng nên ăn
VOV.VN - Khẩu trang chắc chắn làm giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19, nhưng đeo trong thời gian dài lại khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu và đây là cách chuyên gia giúp bạn đối phó với tình trạng này.
Việc đeo khẩu trang trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng mất nước, gây sâu răng, viêm nướu và thậm chí sau này còn khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu. Nguyên nhân là do khẩu trang che phủ cả mũi và miệng, đồng nghĩa với việc đóng một phần đường thở vào mũi. Và như một phản xạ có điều kiện, bạn bắt đầu thở bằng miệng để giảm cảm giác khó thở. Điều này dẫn đến mất nước và vi khuẩn tích tụ từ đó gây ra hơi thở có mùi. Đeo khẩu trang cũng buộc bạn phải hít vào một phần không khí mà bạn thở ra, có nghĩa là bạn sẽ hít phải một số vi khuẩn mà bạn vừa thải ra ngoài. Điều này có thể gây ra sự tích tụ vi khuẩn trong miệng.
Uống nước có thể giúp giảm khô miệng và rửa sạch vi khuẩn và đường, nhưng chúng ta lại có xu hướng uống ít nước hơn khi đeo khẩu trang. Dưới đây là một số mẹo để tránh/điều trị chứng hôi miệng hoặc hơi thở có mùi:
Giữ gìn vệ sinh răng miệng
Việc hơi thở có mùi cũng có thể là do bạn chải răng không đúng cách. Đánh răng hai lần với kem đánh răng có chứa florua và dùng chỉ nha khoa thường xuyên sẽ giúp giảm lượng vi khuẩn. Bạn nên đến gặp nha sĩ để biết kỹ thuật chải răng chính xác. Nước súc miệng kháng khuẩn cũng giúp ích ở một mức độ nào đó.
Chú ý đến những gì bạn ăn
Những thực phẩm như cá, trứng, tỏi, hành, cà phê hoặc đồ ăn cay,…đều tiết ra lưu huỳnh có mùi không hề dễ chịu. Một số sunfua này tồn tại trong máu của bạn cho đến 72 giờ gây ra hơi thở có mùi trong nhiều ngày. Do đó, hãy thử loại bỏ chúng bằng những loại thực phẩm như chanh, mùi tây, táo và cà rốt. Chúng làm tăng tiết nước bọt do đó rửa sạch các chất cặn bã.
Thở bằng miệng
Hầu hết chúng ta đều là những người thở bằng miệng về đêm và điều này khiến chúng ta thức giấc vào nửa đêm do khát nước. Xerostomia hoặc khô miệng không chỉ gây khó chịu mà còn có khả năng gây hại. Bạn có thể bị đau họng, khàn giọng, khó nói và nuốt, khó đeo răng giả và thậm chí thay đổi vị giác. Vì vậy, để tránh tất cả những điều đó, hãy giữ gìn vệ sinh răng miệng và thăm khám nha sĩ thường xuyên.
Chú ý đến loại thuốc bạn đang dùng
Thuốc điều trị lo âu, trầm cảm, cao huyết áp, đau và căng cơ dẫn đến giảm lưu lượng nước bọt. Hãy xin tư vấn bác sĩ trước khi bạn bắt đầu sử dụng những loại thuốc này hay uống sialogogues (thuốc tiết nước bọt)
Thuốc lá và rượu
Ở những người hút thuốc, không khí nóng làm khô miệng và cũng làm giảm nước bọt, từ đó tạo ra hơi thở có mùi khét. Rượu chứa đường cũng như hầu hết các loại rượu pha chế khác. Vì vậy, khi bạn tiệc tùng, vi khuẩn trong miệng sẽ hoạt động mạnh hơn và khiến hơi thở có mùi. Để tránh thức uống này, hãy uống nhiều nước (cũng giúp giảm chứng nôn nao) và nhai kẹo cao su không đường vì chúng thúc đẩy sản xuất nước bọt.
Những vấn đề về sức khỏe
Nếu bạn bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), việc ợ một chút thức ăn hoặc axit vào miệng có thể dễ dàng tạo ra hơi thở có mùi hôi. Hơi thở có mùi hoa quả là kết quả của tình trạng nhiễm toan xeton do tiểu đường thường gặp ở bệnh tiểu đường tuýp 1. Đối với trường hợp này, cơ thể không có đủ insulin để chuyển hóa các xeton, khiến chúng tích tụ mức độ độc hại trong máu. Những người bị suy thận nặng, mãn tính có thể có hơi thở có mùi giống như amoniac. Một dấu hiệu của bệnh gan là gan thai nghén, hơi thở có mùi mốc, ngọt, nồng.
Do đó hôi miệng không chỉ do vệ sinh răng miệng mà còn do nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Vì vậy, đừng bỏ qua tình trạng hơi thở có mùi hôi và vệ sinh hoặc thay khẩu trang thường xuyên./.
Từ khóa: vì sao hơi thở có mùi, làm gì để tránh hơi thở có mùi, đeo khẩu trang khiến hơi thở có mùi
Thể loại: Y tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN