Đại học Thủ Đô Hà Nội đẩy mạnh công tác kiểm định, đảm bảo chất lượng giáo dục
Cập nhật: 2 ngày trước
Khởi tố nhiều giám đốc doanh nghiệp vì mua bán trái phép hóa đơn
Công an Quảng Bình khởi tố 2 phóng viên, cộng tác viên cưỡng đoạt tài sản
VOV.VN - Tại Đại học Thủ Đô Hà Nội, việc nâng cao chất lượng kiểm định chất lượng giáo dục không chỉ là yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, còn là một cam kết đối với xã hội về trách nhiệm trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.
Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) là một hoạt động không thể thiếu để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục Đại học.
Tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, việc nâng cao chất lượng kiểm định chất lượng giáo dục không chỉ là yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mà còn là một cam kết đối với xã hội về trách nhiệm trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Bài viết này sẽ phân tích những biện pháp và chiến lược mà Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đang áp dụng để nâng cao chất lượng KĐCLGD, từ đó góp phần khẳng định vị thế của trường trong hệ thống giáo dục quốc gia.
Theo PGS.TS Đỗ Hồng Cường, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, kiểm định và đảm bảo chất lượng giáo dục là một hoạt động quan trọng nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đang từng bước tạo dựng văn hóa chất lượng thông qua việc đẩy mạnh, tăng cường các hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục, dần tạo lập một cách bền vững những khuôn mẫu, chuẩn mực, quy tắc ứng xử, thói quen làm việc có chất lượng. Các tiêu chí kiểm định chất lượng đã trở thành thước đo cho các hoạt động của Nhà trường. Hàng năm, Nhà trường đã thực hiện công tác tự đánh giá nội bộ đối với hoạt động và chương trình đào tạo, thường xuyên lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan gồm sinh viên, cựu sinh viên, giảng viên và người sử dụng lao động nhằm cải tiến hoạt động, cải tiến nội dung môn học và chương trình đào tạo.
Việc thực hiện kiểm định chương trình đào tạo nhằm thể hiện sự đánh giá khách quan, đa chiều, toàn diện về chương trình đào tạo; từ việc xây dựng chương trình, đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên đến việc liên kết thực tập – thực tế cho sinh viên, qua đó giúp trường tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục, hoàn thiện những điểm chưa hợp lý. Các hoạt động này để nâng cao chất lượng đầu ra, đáp ứng nhu cầu xã hội và tạo dựng thương hiệu mang tên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
Trên cơ sở các kiến nghị và kết quả của hoạt động đánh giá, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội sẽ xây dựng báo cáo tổng kết, tiếp thu kiến nghị đề xuất của các chuyên gia, xây dựng chương trình hành động toàn diện từ quản lý đến giáo dục, phấn đấu trở thành trường đại học uy tín trong nước và khu vực. Qua hoạt động kiểm định chất lượng, từng cá nhân của các đơn vị trong trường đã tự chuyển mình, tự điều hướng, dần hình thành nên văn hóa chất lượng tại đơn vị.
ThS Nguyễn Văn Linh - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội chia sẻ, hoạt động đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục trong trường đại học giữ một vai trò rất quan trọng.
Đảm bảo chất lượng được hiểu là tất cả các hoạt động của nhà trường thực hiện trong công tác đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường hay nói cách khác là đảm bảo chất lượng bên trong.
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội rất chú trọng công tác này. Nhà trường đã ban hành văn bản,quy định để điều hành và quản lý các hoạt động về giáo dục. Thông qua việc ban hành các quy chế đào tạo, quy chế tuyển sinh, quy chế tổ chức khảo thí, quy định về khen thưởng, … Nhà trường đã từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Ngoài các hoạt động trên, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cũng chú trọng xây dựng các lộ trình phát triển nhân sự, xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp phát triển cơ sở vật chất. Đây cũng là một trong những hoạt động tiêu biểu nhằm đảm bảo chất lượng bên trong. Từ Ban Giám hiệu đến hệ thống phòng ban chức năng, các khoa và toàn thể cán bộ, viên chức, nhân viên của Nhà trường đều thấm nhuần các nội dung để việc đảm bảo chất lượng bên trong nhằm đạt yêu cầu đề ra. Các hoạt động để đảm bảo chất lượng bên trong được triển khai một cách thường xuyên và nghiêm túc.
“Với quan điểm nhà trường, kết quả hoạt động kiểm định chất lượng không phải chỉ là những Giấy chứng nhận, nên sau khi hoạt động kiểm định chất lượng được hoàn thành chất lượng đào tạo, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng lên. Bởi vì quan trọng nhất của hoạt động kiểm định chất lượng, đó là hoạt động sẽ cải thiện sau kiểm định, nhà trường sẽ thấy đâu là điểm mạnh, đâu là điểm tồn tại của nhà trường để từ đó có cái kế hoạch hành động”, thầy Linh chia sẻ.
Để có được nhìn nhận khách quan giữa chất lượng đào tạo cũng như nhu cầu thực tế của thị trường, Trường đã có nhiều buổi hội thảo xin ý kiến của các bên có liên quan như đại diện cựu sinh viên, đại điện các đơn vị tuyển dụng.Việc lắng nghe ý kiến góp ý, tổng hợp và triển khai các hoạt động đã giúp việc giảng dạy và đảm bảo chất lượng được diễn ra liên tục và có kế hoạch, lộ trình cụ thể.
Nhà trường cũng xây dựng chương trình đào tạo theo quy trình khép kín, cụ thể là xây dựng kế hoạch và chương trình đào tạo, xin ý kiến góp ý sau đó áp dựng thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện và lại tiếp tục đổi mới để đáp ứng theo nhu cầu phát triển của thời đại công nghệ mới.
Trong quá trình triển khai hoạt động kiểm định còn vấp phải một vài khó khăn nhưng Nhà trường luôn không ngừng nghỉ, nỗ lực để hoàn thiện chương trình kiểm định chất lượng. kết quả đạt được cũng phản ảnh phần nào cố gắng của toàn bộ hệ thống nhân sự các cấp của Nhà trường khi 100% các chương trình đã được kiểm định. Hiện nay, nhà trường đang tiến hành kiểm định chất lượng trường chu kì 2 (giai đoạn 2020-2025).
50 cán bộ, giảng viên tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên. 200 lượt cán bộ, giảng viên tham gia khóa tập huấn về đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của người học. Gần 300 lượt cán bộ giảng viên được tập huấn xây dựng báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo. Gần 20 lượt cán bộ, giảng viên được tham gia các khoá bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm định theo tiêu chuẩn kiểm định của mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á (AUN-QA).
Trường cũng đang sử dụng bộ công cụ đánh giá chương trình đào tạo được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-GDĐT ngày 14/3/2026 của Bộ GD&ĐT; Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 cùa Bộ GD&ĐT quy định về tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục Đại học. Hoạt đông đảm bảo chất lượng bên trong được vận hành, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về chuẩn cơ sở giáo dục Đại học được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2024/TT-BGDĐT ngày 05/02/2024.
Trong kế hoạch sắp tới, phía phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục đã có những tham mưu cho nhà trường, về việc triển khai các kế hoạch để nâng cao về chất lượng như tiếp tục triển khai các lớp tiêu chuẩn kiểm định quốc tế, lập kế hoạch chi tiết, cụ thể các hoạt động kiểm định chất lượng…..
Nâng cao chất lượng kiểm định chất lượng giáo dục không chỉ là nhiệm vụ, còn là sứ mệnh của Đại học Thủ đô Hà Nội trong việc khẳng định giá trị của mình trên bản đồ giáo dục Việt Nam và quốc tế. Với những bước đi đúng đắn và nỗ lực không ngừng, nhà trường chắc chắn sẽ trở thành một hình mẫu về kiểm định chất lượng giáo dục, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thời đại.
Từ khóa: đại học thủ đô, đại học thủ đô,kiểm định, chất lượng, giáo dục,nhân lực
Thể loại: Giáo dục
Tác giả: ctv trần hiền/vov.vn
Nguồn tin: VOVVN