Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
Cập nhật: 10/07/2020
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng” tại Kiên Giang
Quân đội Việt Nam - Ấn Độ trao đổi, củng cố kiến thức, kỹ năng tại VINBAX-2024
VOV.VN-Ban Kinh tế TW làm việc với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về Đề án “Tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM giai đoạn 2022-2025 và giai đoạn 2026-2030.
Ngày 10/7, tại Hà Nội, Ban Kinh tế TW đã có buổi làm việc với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về Đề án “Tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM giai đoạn 2022-2025 và giai đoạn 2026-2030” nhằm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2020 và Kết luận số 21-KL/TW ngày 24/10/2017 của Bộ Chính trị về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 16.
Tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, việc xem xét tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách TP.HCM đã được nêu trong Nghị quyết 16 và Kết luận 21, do vậy xuất phát từ các Nghị quyết của Đảng cũng như tình hình thực tế của TP.HCM đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và cơ hội phát triển, Ban Kinh tế TW ủng hộ và cho rằng việc xem xét tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố là cần thiết.
Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: Lao động |
Tuy nhiên, đồng chí Nguyễn Văn Bình đề nghị trong quá trình xem xét, điều chỉnh tăng phù hợp tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố cần bảo đảm nguyên tắc công bằng, hiệu quả, bền vững; làm rõ các quy định, cơ chế phân bổ ngân sách hiện nay còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu thực tế của Thành phố.
Đồng thời, đồng chí Nguyễn Văn Bình cũng đề nghị cần có nghiên cứu, đánh giá và đề xuất cơ chế điều tiết ngân sách giữa Trung ương và địa phương phù hợp với thông lệ quốc tế; tỉ lệ phân chia các nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương nên áp dụng theo từng loại thuế, quy mô và đặc thù của địa phương.
Đây có thể coi hướng đi cần nghiên cứu áp dụng tại nước ta trong tương lai giúp Trung ương có công cụ điều tiết của nhà nước để định hướng phát triển cho các địa phương, vừa bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương vừa bảo đảm sự chủ động của ngân sách địa phương.
Cùng với đó, để giải quyết căn cơ các thách thức của TP.HCM, Thành ủy TP.HCM cần xem xét, nghiên cứu xây dựng và trình Bộ Chính trị một Nghị quyết mới về định hướng phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045./.
Từ khóa: Ban Kinh tế Trung ương, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, điều tiết ngân sách
Thể loại: An ninh - Quốc phòng
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN