1.000 câu hỏi vì sao về cách phục vụ của nhà hàng mà thực khách không biết
Cập nhật: 21/11/2020
Apple lần đầu bán iPhone 15 Pro với giá thấp hơn
Lonely Planet picks out Hanoi of Vietnam among 10 dream trips in Asia
VOV.VN - Có những thắc mắc mà nhà hàng sẽ không bao giờ giải đáp và sẽ luôn là bí mật nếu bạn không đọc được những lý giải dưới đây.
Nhà hàng sang trọng hay bình dân thì luôn có những quy định bất thành văn mà khách hàng buộc phải tuân thủ. Hãy tìm hiểu để thông cảm cho nhà hàng và để có trải nghiệm ăn uống thoải mái hơn:
1. Vì sao đồ ăn ít mà đĩa lại to đùng?
Nếu bạn bước vào một nhà hàng 5 sao sang trọng, hãy xác định tâm lý trước rằng bạn sẽ không thể ăn no với bất kỳ món ăn nào tại đây bởi dù phục vụ trên những chiếc đĩa "khổ lớn" thì thức ăn trên đó cũng sẽ ít ỏi đến đáng thương. Đó là vì 3 lý do sau đây: thứ 1, đầu bếp cần không gian để trang trí, thể hiện tính thẩm mỹ của món ăn thay vì cố bày cho nhiều; thứ 2, nguyên vật liệu sử dụng cho món ăn đều là những thứ đắt tiền và đắt cả ở khâu trang trí; thứ 3, những món này sẽ chỉ mang tính thưởng thức, nếu bạn thấy "thèm" bạn cần gọi thêm và đó là chiêu kích cầu của nhà hàng.
2. Vì sao nhiều nhà hàng thường phục vụbánh mì miễn phí cho khách?
Các nhà hàng sang trọng thường tặng bánh mì và bơ miễn phí cho khách và sẽ phục vụ món này đầu tiên. Đây cũng là một chiêu trò của nhà hàng để kéo dài thời gian cho bếp chuẩn bị món mà không khiến khách hàng có cảm giác phải chờ lâu. Trong bánh mì có chứa carbs - một chất khiến lượng insulin trong máu tăng, làm bạn nhanh cảm thấy đói và sẽ gọi thêm đồ ăn. Và một lý do quan trọng không kém là với một số nền ẩm thực, bánh mì là món ăn không thể thiếu dùng kèm với các thức ăn khác, sớm muộn gì cũng phải phục vụ thì sao không phục vụ nó đầu tiên, và giá thành của bánh mì lại không cao thì sao không phục vụ miễn phí để thực khách thấy thoải mái vì sự hào phóng này hơn?
3. Vì sao nhà hàng thường sẽ tính thêm phí khi khách yêu cầu chia đôi phần ăn?
Một số vị khách trái khoáy sẽ yêu cầu chia đôi phần ăn làm 2 đĩa, lúc này, nhà hàng sẽ cảnh báo bạn rằng điều này sẽ phát sinh thêm chi phí cho phần ăn. Tại sao cùng là 1 món khi chia đôi lại đắt hơn? Lý do là vì đầu bếp sẽ phải cân đo đong đếm kỹ lưỡng để đảm bảo phần ăn được bày ra đĩa vừa đẹp mắt, vừa trông không quá ít. Điều này không chỉ tốn thêm thời gian của họ mà còn khiến phát sinh thêm các loại món ăn kèm hoặc salad để "làm đầy" chiếc đĩa hơn. Vì vậy, việc nhà hàng tính thêm phí chia đôi phần ăn là hoàn toàn dễ hiểu.
4. Vì sao chưa tới giờ đóng cửa mà nhà hàng đã ngưng phục vụ món ăn?
Bạn sẽ nghe nhà hàng nói rằng bếp sẽ đóng cửa vào lúc nào đó và hỏi xem bạn có muốn dùng thêm gì trước khi bếp đóng không. Hoặc rằng vì bếp sắp đóng nên nhà hàng xin được từ chối phục vụ bạn vào hôm nay nếu bạn đến quá muộn.
Đây là thời điểm các nhân viên chuẩn bị dọn dẹp khu vực bếp và kiểm đếm đồ còn thừa trong ngày. Và đây cũng là một cách để nhắc khéo bạn rằng nhà hàng sắp đóng cửa và bạn nên kết thúc bữa ăn sớm một chút. Bởi họ không thể đuổi khách nên nếu bạn cứ ở lại muộn, điều đó đồng nghĩa với sẽ có ít nhất 1 nhân viên phục vụ và 1 người làm trong bếp phải ở lại để phục vụ bạn, nhà hàng sẽ phải chi trả cho thời gian làm quá giờ mà bạn thì không. Vậy nên họ sẽ có thời gian đóng bếp như một cách thông báo thời gian ngưng phục vụ tới thực khách.
5. Vì sao bạn không nên nhờ nhân viên phục vụ gợi ý món?
Nếu không biết gọi món gì, thay vì nhờ nhân viên phục vụ gợi ý chính xác vài món của nhà hàng hãy hỏi xem những món nhà hàng có là các loại đồ ăn gì để tự mình lựa chọn. Bởi họ cũng chưa chắc đã thử hết các món và họđã được đào tạo để giới thiệu các món đắt tiền, bếp còn nhiều, tới khách hàng.
6. Vì sao nhiều nhà hàng chuộng khách trả tiền mặt hơn?
Ngày nay, việc quẹt thẻ hay quét mã để trả tiền đã chẳng còn xa lạ gì với nhiều nhà hàng. Thế nhưng nếu bạn trả bằng tiền mặt thì nhiều nơi sẽ vui lòng hơn rất nhiều bởi họ cũng cần tiền mặt để trả lại tiền thừa cho khách hàng, nhập nguyên liệu mỗi ngày và thậm chí là trả tiền lương cho nhân viên vào cuối mỗi ca làm việc.
Ngoài ra, có thể mất tới vài ngày để tiền thực sự đi tới tài khoản của nhà hàng, ví dụ như vào các ngày cuối tuần, khi ngân hàng nghỉ làm. Tiền khách chuyển sẽ được gửi vào tài khoản nhà hàng vào thứ hai, thứ batuần kế tiếp.
Từ khóa: bímậtnhàhàng,nhàhàng,ẩmthực
Thể loại: Văn hóa - Giải trí
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN