Xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân làm mất dân chủ ở cơ sở
Cập nhật: 15/03/2021
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng” tại Kiên Giang
Quân đội Việt Nam - Ấn Độ trao đổi, củng cố kiến thức, kỹ năng tại VINBAX-2024
VOV.VN - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, cần tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát việc việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân làm mất dân chủ ở cơ sở, ban hành các văn bản chỉ đạo làm hạn chế quyền làm chủ của nhân dân
Chiều 15/3, Hội nghị góp ý hướng dẫn một số nhiệm vụ trọng tâm thực hiện và kế hoạch kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2021 diễn ra tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì Hội nghị
Báo cáo tại Hội nghị, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Nguyễn Lam nhấn mạnh, việc thực hiện cơ chế dân chủ trực tiếp với dân chủ đại diện đảm bảo công khai, minh bạch, trách nhiệm, động viên nhân dân phát huy vai trò, trách nhiệm, tích cực tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về quy chế dân chủ cơ sở; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy trách nhiệm của các thành viên phù hợp với nhiệm vụ chính trị được phân công.
Căn cứ vào chương trình công tác năm 2021, Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại các địa phương, bộ, ngành; dự kiến diễn ra vào quý II/2021, nhằm đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 120-KL/TW; từ đó kiến nghị nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Chia sẻ tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho rằng, quyền làm chủ được Hiến pháp và Pháp luật quy định nhưng việc thực hiện chức trách của các cấp, các ngành, nhất là cấp cơ sở, cấp xã vẫn còn hạn chế, yếu kém. Do vậy, cần nên cần làm rõ vai trò của các cấp chính quyền, nhất là cấp xã trong việc phát huy sức mạnh chính trị, quyền làm chủ của nhân dân.
Lấy ví dụ trong những giải pháp về tăng cường đẩy mạnh quy chế dân chủ, Thứ trưởng Tịnh cho biết, năm 2017 Chính phủ đã ban hành quyết định 619 liên quan đến thể chế về xây dựng xã phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Trong 5 nhóm tiêu chí, có nhóm tiêu chí hết sức quan trọng đó là thực hiện dân chủ xã, phường, thị trấn. Nếu đạt được chỉ tiêu này thì mới đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới. Do vậy, định lượng trong chỉ tiêu này hết sức quan trọng.
Đồng tình với những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2021, các đại biểu cho rằng, việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở đã đưa tới hiệu quả trong xây dựng Đảng và chính quyền thời gian qua. Việc thực quy chế dân chủ ở cơ sở cũng đã tạo sự bình đẳng trước pháp luật, khi thực hiện tính dân chủ “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Bên cạnh đó, tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng đã đặt ra mục tiêu “dân giám sát và dân hưởng thụ”. Đây là định hướng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đúng với tâm tư, tình cảm của nhân dân. Vì vậy, thời gian tới, các thành viên Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cần có kế hoạch, phân công cho các thành viên, trong đó, đặt vấn đề, triển khai cụ thể mục tiêu "dân giám sát" và "dân hưởng thụ".
Góp ý vào vấn đề này, ông Nguyễn Song Phi, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cho rằng, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị có vai trò quan trọng, là lực lượng xung kích để thực hiện kiểm tra giám sát thực hiện quy chế dân chủ sở sở. Theo đó, tới, đây cần đi sâu vào giám sát nội dung, kiểm tra nội dung, thụ hưởng nội dung liên quan đến cơ sở. Cùng với đó, là giám sát người đứng đầu, bởi, vừa qua hiệu quả, cách làm đối với việc này chưa thực sự rõ nét vì thực chất giám sát người đứng đầu nếu chỉ có chế tài, quy chế, mang tính chung chung thì cũng khó.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đề nghị, sớm triển khai kế hoạch kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại các địa phương và bộ ngành. Bên cạnh mục tiêu “Dân biết dân bàn dân làm, dân kiểm tra” đã được thực hiện trước đây, năm nay, cần tập trung triển khai mục tiêu dân giám sát và dân thụ hưởng một cách cụ thể. Bởi đây là mục tiêu lớn, bao gồm các chính sách về thuế, bảo hiểm, các định hướng đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư cho vùng sâu vùng xa, chính sách về y tế, văn hóa… vì vậy, cần phân công cho các cơ quan, bộ ngành rà soát, làm rõ đúng định hướng chủ nghĩa xã hội, dân phải được thụ hưởng thành tựu của phát triển. Việc rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật này phải là hoạt động dài hơi.
Cùng với đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, cần tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát việc việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân làm mất dân chủ ở cơ sở, ban hành các văn bản chỉ đạo làm hạn chế quyền làm chủ của nhân dân. Trong đó, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, cụ thể cần có hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho cấp ủy, tổ chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, các hội hợp pháp có sự lãnh đạo phối hợp chặt chẽ với các hội được hoạt động thuận lợi.
Ban Dân vận các cấp dưới tham mưu cho cấp ủy đảng, các bộ ngành rà soát lại toàn bộ văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc và văn kiện đại hội Đảng các cấp để những nội dung nào liên quan đến phát huy quyền làm chủ của nhân dân nói chung và thực hiện quy chế dân chủ nói riêng phải đưa vào quán triệt và thực hiện, đẩy mạnh nhất./.
Từ khóa: dân chủ trực tiếp, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị
Thể loại: An ninh - Quốc phòng
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN