WHO ấn tượng về chiến lược phòng, chống COVID-19 của Việt Nam
Cập nhật: 14/03/2020
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng” tại Kiên Giang
Quân đội Việt Nam - Ấn Độ trao đổi, củng cố kiến thức, kỹ năng tại VINBAX-2024
VOV.VN - Sáng 14/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam; cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ giữa WHOvới Việt Namtrongcông tác phòng, chống dịch bệnh; đánh giá cao các nỗ lực và đóng góp của WHO đối với Việt Nam và cá nhân Trưởng đại diện trong việc tư vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Namthời gian qua.
Thủ tướng nêu rõ,Việt Nam đã chủ động, đồng bộ, quyết liệt, trước, trong và sau Tết từ các bộ, ngành, địa phương trong phòng, chống dịch bệnh;huy động cả hệ thống chính trị, kể cả các lực lượng quân đội, công an tham gia.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vàTrưởng Đại diện WHO tại Việt NamKidong Park. Ảnh: TTXVN |
Cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp, ôngKidong Parkđánh giá sự vào cuộc với tinh thần chủ động, quyết liệt của Chính phủ Việt Nam; ghi nhận và đánh giá caosự lãnh đạo của Chính phủ, sự đầu tư đều đặn và tích cực.
WHO ấn tượng về sự hợp tác của toàn thể ngườidân Việt Nam trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19;thể hiện lòng tin của người dân, toàn xã hội với công tác này. Công tác cách ly, khoanh vùng dập dịch tại Việt Nam đã được thực hiện tốt,điển hình là ở Vĩnh Phúc vừa qua, không thấy sự xáo trộn cuộc sống, sinh hoạt của người dân vì cách ly.
Đại diện WHO cũng bày tỏ ấn tượng vềhai chiến lượcmàChính phủ và Bộ Y tế Việt Nam đang thực hiện là 4 tại chỗ vànguyên tắc cách ly. Nguyên tắc "4 tại chỗ" được WHO đánh giá rất cao, thay vì chuyển bệnh nhân từ tuyến dưới lên tuyến trên, điều trị ngay tại cơ sở, không phải vận chuyển, lại có đội phản ứng tại chỗ. Điều này rất hiệu quả.Để đạt điều đó phải có sự đầu tư từ sớm, sự tập huấn cho cơ sở y tế tuyến huyện; có nhiều cơ sở xét nghiệm với hơn 30 cơ sở, giảm thiểu gánh nặng cho tuyến trên, nâng cao năng lực cho tuyến dưới.
Cách đây vài hôm, Tổng Giám đốc WHO mô tả dịch COVID-19 như là đại dịch vì WHO nhận thấy các ca bệnh ngoài Trung Quốc tăng tới 13 lần. Đến nay có hơn 115 quốc gia, vùng lãnh thổ toàn cầu báo cáo có dịch.
Việc Tổng Giám đốc WHO mô tả dịch CIVID-19như đại dịch mục đích như mộthồi chuông cảnh tỉnhvìbên cạnhnhữngquốc gia tíchcực vẫn còn một sốquốc gia chưa có động thái đó, chưa có sự chuẩn bị tương xứng mức độ lây lan bệnh dịch.WHOkhuyến khích Chính phủ Việt Nam tiếp tục quyết liệt chống dịch như hiện nay, thậm chí áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn nữa;rà soát lại các kế hoạch và kích hoạtcần thiết khi dịch bệnh lây lan rộng.
WHO khuyến nghị những nhóm đối tượng sau cần bảo vệ là: các bác sĩ, nhân viên y tế - những người tuyến đầu tiếp xúc trực tiếp người bệnh; những người già, có bệnh nền; nhóm những người lãnh đạo.
Về hỗ trợ, WHO tập trung vào sự điều phối của các tổ chức LHQ, tổ chức quốc tế, có sự hợp tác chặt chẽ kể cả với Ngân hàng Thế giới (WB).
Về nguồn lực, WHO tiếp tục tục thực hiện hỗ trợ xây dựng phát triển y tế, tăng cường năng lực y tế cho các nhóm phòng chống dịch, phương tiện bảo hộ cá nhân, các Kit xét nghiệm...; theo dõi tình hình, đánh giá nguy cơ cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia. Dựa trên các thông tin đó, sẽ WHO tham vấn kịp thời cho Chính phủ Việt Nam.
WHOđề nghị Việt Nam trongtruyền thông cần chú ýgiảm thiểu sự kỳ thị đối với những người mắcCOVID-19: tránhlan truyền thông tin cá nhân, nhạy cảm của người bệnh trên mạng xã hội,làm cho những người khác có thể sẽ không khai báo về tình trạng bệnh.
Cảm ơn các ý kiến của Trưởng đại diện WHO, Thủ tướng cho biết, thời gian qua và hiện nay, Việt Nam coi phòng, chống dịch bệnh là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương và toàn dân. Chính phủ cũng đưa ra một chương trình hỗ trợ trực tiếp, kể cả bảo đảm cung ứng các nhu yếu phẩm dồi dào cho người dân.
Chính phủ hoan nghênh sự đóng góp của người dân, hoan nghênh sự hỗ trợ của các nước và cũng đã giúp đỡ các nước khác. Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trong ngành y tế đã được khơi dậy sự say mê nghiên cứu, sáng tạo, nhờ đó đã thúc đẩy nghiên cứu thành công bộ Kit xét nghiệm SARS-CoV-2, xác lập trình tự gien virus, thúc đẩy nghiên cứu vaccine...
Thủ tướng hoàn toàn nhất trí ý kiến của WHO cần coi trọng lực lượng y tế ở tuyến đầu chống dịch.Lực lượng y tế Việt Nam luôn nhiệt tình trong công tác phòng, chống dịch bệnh ở nông thôn cũng như thành thị. Đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế, sinh viên ngành y luôn sẵn sàng thực hiện các kịch bản đã đề ra. Việt Nam có nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn để ngăn chặn nguồn lây nhiễm, từ châu Âu, nước Anh.
Tuy nhiên, số lượng người Việt Nam ở khu vực này rất đông, gây khó khăn trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Việt Namđã chỉ đạo các cấp chính quyền,truyền truyền, khởi động chiến dịch phòng, chống dịch bệnh.Nhờ đó, người dân, các khu dân cư thực sự là những pháo đài chống dịch.
Thủ tướng tán thành với đề nghịcần phải hạn chế sự kỳ thị người bệnh trong truyền thông. Việt Nam lên án những hành động kỳ thị.Bộ Công an Việt Nam đãxử lý nghiêm những người phao tin đồn nhảm trên mạng, gây sự kỳ thị người mắc COVID-19, kể cảxử lý hình sự.
Việt Nam mong muốnWHO hỗ trợ Việt Nam thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất trong phòng, chống dịch bệnh một cách nhanh nhất. Hỗ trợ các phương tiện, trang thiết bị phòng, chống dịch bệnh, cung cấp phác đồ điều trị tốt nhất;hỗ trợ bộ Kit xét nghiệm nhanh.Việt Nam đã từng chữa khỏi 16 trường hợp, kể cả người cao tuổi có bệnh nền phức tạp. Do đó, Việt Nam có ý chí, quyết tâm cao để chiến thắng đại dịch.
Việt Nam luôn chủ trương công khai, minh bạch trong quá trình chống dịch;nỗ lực bảo đảm chống dịch hiệu quả đi đôi vớiphát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân, xã hội ổn định.
Cảm ơn ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ôngKidong Park cam kết hợp tác chặt chẽ với Bộ Y tế Việt Nam, huy động tối đa nguồn lực để hỗ trợ Việt Nam.
Liên quan vấn đề vaccine chữa bệnh COVID-19, WHO đã hợp tác với các đối tác, đến nay có 20 ứng cử viên về sản xuất loại vaccine này. Việc nghiên cứu sản xuất vaccine là rất cần thiết, nhưng vấn đề sản xuất đại trà mới là quan trọng. WHO cũng rất mừng là năng lực sản xuất vaccine ở Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu.
WHO một lần nữa đánh giá cao sự chỉ đạo đúng đắn của Chính phủ ViệtNam. ViệtNam vẫn là điểm đến an toàn./.
Từ khóa: virus corona, dịch viêm phổi cấp, vũ hán, dịch corona, viêm phổi cấp
Thể loại: An ninh - Quốc phòng
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN