Vũ khí hạt nhân là “con đường một chiều dẫn đến sự hủy diệt"

Cập nhật: 3 giờ trước

VOV.VN - Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm qua cảnh báo các thoả thuận an ninh hỗ trợ hoà bình toàn cầu trong nhiều thập kỷ đang bị phá vỡ. Ông kêu gọi các nước hợp tác và cùng nhau hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân.

Phát biểu về vũ khí hạt nhân nói trên dược ông Guterress đưa ra tại Hội nghị Liên hợp quốc về Giải trừ quân bị khai mạc hôm qua tại Geneva, Thuỵ Sĩ. 

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo các dấu hiệu của một cuộc chạy đua vũ trang mới, bao gồm cả trong không gian và việc vũ khí hoá Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tiến triển với tốc độ đáng báo động.

Theo Người đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh, “Đồng hồ Ngày tận thế” đã dịch chuyển thêm một giây nữa đến nửa đêm vào tháng trước, nhấn mạnh mối nguy hiểm đang gia tăng. Hiệp ước Tương lai được các nhà lãnh đạo thế giới thông qua vào tháng 9/2024 được coi như một dấu hiệu của hy vọng. Đây cũng là thỏa thuận giải trừ vũ khí hạt nhân quốc tế mới đầu tiên sau hơn một thập kỷ.

“Tháng 9 năm ngoái, các nhà lãnh đạo thế giới đã tập trung tại New York và nhất trí thông qua Hiệp ước vì Tương lai. Hiệp ước tái khẳng định chân lý cơ bản, vũ khí hạt nhân không phải là một lựa chọn. Đó là con đường một chiều dẫn đến sự hủy diệt. Chúng ta cần tránh đi vào ngõ cụt này bằng mọi giá.”

Hội nghị Liên hợp quốc về giải trừ quân bị  diễn ra trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 1 năm nữa, Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới, hay còn gọi là New START sẽ hết hạn và thế giới có thể lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ phải đối mặt với việc thiếu một khuôn khổ thống nhất về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ.

Trên thực tế, số phận của Hiệp ước New START “ba chìm bảy nổi” cùng với sự lên xuống của mối quan hệ giữa Nga và Mỹ. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump, văn kiện nhiều lần đứng trước nguy cơ đổ vỡ và chỉ được gia hạn sau khi ông Joe Biden lên năm quyền tại Mỹ năm 2021. Kịch bản về sự sụp đổ của New START sẽ đánh dấu sự sụp đổ gần như hoàn toàn của cấu trúc không phổ biến vũ khí hạt nhân mà Mỹ và Liên Xô đã xây dựng trong suốt những năm 1980 và 1990.

Theo Đặc phái viên Liên minh châu Âu Stephan Klement, các khuôn khổ kiểm soát vũ khí đang bị xói mòn và căng thẳng địa chính trị gia tăng nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải giảm thiểu rủi ro tính toán sai lầm và hiểu lầm. Ông kêu gọi các hành động nhanh chóng và tập thể để củng cố và thúc đẩy các nỗ lực giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân, duy trì các cam kết an ninh quốc tế và ngăn chặn sự suy thoái hơn nữa của môi trường an ninh toàn cầu và coi đây như một vấn đề cấp bách.

Hội nghị Liên hợp quốc về giải trừ quân bị toàn cầu được khởi xướng  từ năm 1979 như một cơ chế đa phương nhằm đàm phán các hiệp định quốc tế trong lĩnh vực giải trừ quân bị, trong đó có cả vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Cách Mỹ khắc chế đòn răn đe hạt nhân và đạn đạo của Nga

VOV.VN - Cả thế giới hồi hộp trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân sau những đòn ăn miếng trả miếng giữa Nga và Ukraine (được Mỹ hậu thuẫn). Tuy nhiên, dường như Mỹ khá bình tĩnh vì đã có cách khắc chế đòn răn đe của Nga liên quan đến vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo tầm xa.

Từ khóa: hạt nhân, hủy diệt, vũ khí hạt nhân, giải trừ quân bị, hội nghị liên hợp quốc

Thể loại: Thế giới

Tác giả: thu hoài/vov1 tổng hợp

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập

bài liên quan