Việt Nam sẽ chuyển từ gia công, lắp ráp sáng chế sản phẩm, dịch vụ ICT
Cập nhật: 30/09/2020
Hãy cập nhật thiết bị Apple ngay lập tức
Quảng cáo của Microsoft đang làm phiền người dùng Windows 10
VOV.VN - Việt Nam sẽ chuyển mạnh từ gia công, lắp ráp sáng chế sản phẩm, dịch vụ theo hướng “Make in Viet Nam” - sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam.
Chia sẻ tại Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại Nhật Bản vào Đà Nẵng diễn ra sáng nay (30/9), Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phạm Anh Tuấn cho biết, Việt Nam sẽ chuyển mạnh từ gia công, lắp ráp sáng chế sản phẩm, dịch vụ theo hướng “Make in Viet Nam” - sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam.
Đồng thời, Việt Nam sẽ đẩy mạnh liên doanh, liên kết và thu hút các tập đoàn nghệ thuật nước ngoài vào đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế số thuộc lĩnh vực có mức độ sẵn sàng cao như sản xuất thiết bị thông minh IoT (internet of thing), trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu dữ liệu lớn, điện toán đám mây, an ninh mạng thương mại điện tử, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cho hay.
Chiến lược thu hút đầu tư của Việt Nam là tận dụng lợi thế cạnh tranh mới như ban hành khung chính sách thử nghiệm có kiểm tra đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát triển hạ tầng mạng di động thông tin, nâng cấp mạng di động 4G, sớm thương mại hóa mạng di động 5G; rà soát, phát triển hạ tầng số tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu CNTT tập trung; thiết kế các gói ưu đãi đặc thù cho các doanh nghiệp có các dự án đầu tư quy định vào R&D và Trung tâm thay đổi mới sáng tạo quốc gia;
Việt Nam cũng ban hành chương trình chuyển đổi quốc gia số với tiêu chuẩn đến năm 2030 trở thành quốc gia số. Kỳ vọng chương trình này sẽ tạo ra - bao trùm các lĩnh vực hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục, tài chính, nông nghiệp, giao nhận - vận tải và hình thành một không gian hợp tác rộng lớn cho các doanh nghiệp công nghệ bên ngoài vào kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Hiện, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 2 về đầu tư FDI vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 60 tỷ USD từ dự án khoảng 4.200, trong đó có hơn 700 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
Đối với Đà Nẵng, Nhật Bản là một trong những thị trường trọng điểm thành phố kêu gọi đầu tư, đặc biệt với năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, là ngành kinh tế mũi nhọn mà thành phố Đà Nẵng định hưóng phát triển.
Tính đến tháng 09/2020, Nhật Bản đang dẫn đầu về số vốn đăng ký đầu tư tại thành phố với 214 dự án với tổng vốn hơn 816 triệu USD, phần lớn tập trung vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại Nhật Bản vào Đà Nẵng do Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp với Bộ TT&TT, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức bằng hình thức trực tuyến, thu hút sự tham gia trực tiếp của khoảng 200 nhà đầu tư, doanh nghiệp Công nghệ thông tin (ICT) tiềm năng tại Nhật Bản qua nền tảng họp trực tuyến.
Đây là hội nghị xúc tiến đầu tư giới thiệu môi trường đầu tư và cung cấp thông tin về thực trạng, cơ hội đầu tư trong lĩnh vực ICT của thành phố Đà Nẵng. Đây cũng là dịp thành phố Đà Nẵng quảng bá về các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin sẵn sàng nhằm thu hút các nhà đầu tư ICT Nhật Bản vào Đà Nẵng.
Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, chiều 30/9, các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia các phần kết nối doanh nghiệp (Business matching) nhằm đối thoại trực tiếp với các đơn vị quản lý Khu Công nghệ cao, Khu công viên phần mềm, Khu Công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng./.
Từ khóa:
Thể loại: Khoa học - Công nghệ
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN