Việt Nam được Apple lựa chọn để chuyển một số mảng sản xuất iPad từ Trung Quốc
Cập nhật: 09/06/2022
Hãy cập nhật thiết bị Apple ngay lập tức
Quảng cáo của Microsoft đang làm phiền người dùng Windows 10
Với nguy cơ sụt giảm doanh thu 8 tỉ USD trong quý 2/2022 do sự gián đoạn nguồn cung ở Trung Quốc, Apple đang tìm cách di chuyển một số hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác.
Với nguy cơ sụt giảm doanh thu 8 tỉ USD trong quý 2/2022 do sự gián đoạn nguồn cung ở Trung Quốc, Apple đang tìm cách di chuyển một số hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác.
Theo Livemint, Việt Nam và Ấn Độ luôn trở thành mục tiêu mà Apple lựa chọn sau khi di chuyển một số hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc - quốc gia vốn chiếm 90% sản lượng sản xuất các thiết bị cho Apple. Bất chấp một khoảng thời gian gián đoạn nguồn cung cho tai nghe AirPods, Việt Nam vẫn được Apple lựa chọn để chuyển một số mảng sản xuất iPad từ Trung Quốc sang.
Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi tại sao Apple chọn Việt Nam mà không phải Ấn Độ, đặc biệt khi Ấn Độ hiện chiếm khoảng 1,3% sản lượng của Apple, trong khi con số của cả Đông Nam Á chỉ là 1%. Và quốc gia Nam Á này sẽ làm gì để thu hút nhiều hoạt động FATP (lắp ráp thành phẩm, thử nghiệm và đóng gói) của Apple?
Báo cáo từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, mức lương trung bình trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đã tăng gấp đôi từ năm 2012 đến năm 2020. Tuy nhiên, điều đó đã không làm nản lòng các nhà sản xuất thiết bị cao cấp tiếp tục chọn sản xuất tại Trung Quốc. Theo hãng nghiên cứu CEIC, tăng trưởng năng suất lao động trong thập kỷ 2010 - 2019 đều đạt hơn 7% mỗi năm, ngoại trừ năm 2019 chỉ đạt 6,42%. Mức tăng lương trung bình 7% được duy trì trong 10 năm sẽ tăng gấp đôi trong vòng 10 năm tiếp theo.
Nhưng đó không phải là toàn bộ câu chuyện. Trung Quốc không chỉ là địa điểm phù hợp cho FATP mà quốc gia này còn sản xuất rất nhiều thành phần đi kèm với sản phẩm Apple. Để chuyển FATP quy mô lớn sang Ấn Độ, cần phải chuyển một số công việc sản xuất linh kiện đó sang Ấn Độ. Nếu Apple muốn đa dạng hóa vị trí địa lý sản xuất của mình, các nhà cung cấp rất sẵn lòng theo bước chân của họ. Đây là nơi mà chính sách ở Ấn Độ trở thành một trở ngại do xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc vào năm 2020, khiến chính phủ Ấn Độ gây khó khăn cho các công ty Trung Quốc đầu tư vào quốc gia này vì lý do an ninh.
Để giải quyết vấn đề, giải pháp tối ưu là các công ty Ấn Độ phải sản xuất các linh kiện theo tiêu chuẩn Apple yêu cầu. Các công ty có tham vọng của Ấn Độ sẽ phải tìm nguồn cung cấp công nghệ từ đối tác nước ngoài hoặc tự phát triển. Điều này gần như là không thể, và nếu có sự trợ giúp của Apple sẽ rất mất thời gian. Vì vậy Apple sẽ chọn các địa điểm sản xuất mới ở Việt Nam, Malaysia, Brazil và những nơi tương tự.
Ấn Độ có thể từ bỏ các quy định nghiêm ngặt đối với FDI của Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy phát triển địa phương về bí quyết sản xuất các thành phần được đề cập.
Một trở ngại khác ở Ấn Độ chính là người lao động tự do không được phép thành lập các công đoàn độc lập, đưa ra các quan điểm độc lập và hành động độc lập. Điều này cản trở sự phát triển của các ngành sản xuất quy mô lớn ở Ấn Độ. Về cơ bản, các tổ chức công đoàn giúp quản lý quan hệ lao động theo cách tạo niềm tin cho tất cả các bên liên quan, và đó là lý do đã giúp các cường quốc như Nhật Bản và Hàn Quốc thành công như hiện nay.
Với hệ sinh thái khởi nghiệp lớn và lực lượng lao động hùng hậu được đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), Ấn Độ hoàn toàn có thể phát triển cơ sở nhà cung cấp bản địa cho Apple. Họ đang đặt mục tiêu khuyến khích mọi người phát triển một sản phẩm, không chỉ sản xuất theo chương trình khuyến khích liên kết sản xuất mà còn phát triển công nghệ và quy trình cần thiết cho những công ty tham gia vào cuộc đua.
Nếu Ấn Độ thực hiện đúng theo điều này, họ có thể thu hút không chỉ sản xuất của Apple mà còn các nhà sản xuất hậu cần tiếp cận quốc gia này./.
Từ khóa: Ấn Độ, Việt Nam, Apple, chuỗi cung ứng, nhà máy sản xuất
Thể loại: Khoa học - Công nghệ
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN