Việt Nam chủ yếu mới xuất khẩu sản phẩm hữu hình với giá trị không cao
Cập nhật: 25/09/2019
“Cơn sốt” Bitcoin chưa dừng lại, các nhà đầu tư chờ đợi quyết định của FED
Meey Map Ver 3.0: Thêm nhiều tính năng mới cho từng nhóm khách hàng chuyên biệt
VOV.VN - Xu hướng thế giới là xuất khẩu sản phẩm vô hình có giá trị cao như thương mại-dịch vụ, trong khi Việt Nam vẫn tập trung xuất khẩu sản phẩm hữu hình.
Theo TS. David Dollar, Nghiên cứu viên cao cấp Viện Brookings (Mỹ), nguyên Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Trung Quốc, xét đến chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam là ví dụ điển hình trong mở cửa thị trường sản xuất và xuất khẩu hàng hóa chế biến chế tạo. Tuy nhiên, lâu nay Việt Nam chỉ chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm hữu hình như nông sản, đồ gỗ... Trong khi những sản phẩm vô hình như thương mại, dịch vụ có khả năng tạo ra giá trị lớn lại không phải thế mạnh của Việt Nam.
"2/3 tổng giá trị toàn cầu hiện này là từ kinh doanh xuyên biên giới, trong đó chủ yếu là thương mại, dịch vụ như phần mềm, tài chính, viễn thông, sản phẩm thông minh... Đây đang là xu hướng trên thế giới", ông Dollar cho hay.
TS. David Dollar, Nghiên cứu viên cao cấp Viện Brookings, Mỹ phát biểu tại Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam 2019. |
Chia sẻ tại Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam (VRDF 2019) sáng 19/9, ông Dollar kiến nghị, Việt Nam có thể nghiên cứu kết quả phát triển toàn cầu để ứng dụng vào phát triển đất nước, chẳng hạn như kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc trong tăng cường giá trị xuất khẩu. Ngay nước láng giếng Trung Quốc cũng rất thành công trong việc tăng giá trị xuất khẩu của khu vực tư nhân, biến nó trở thành nguồn lực quan trọng đảm bảo thành công, tạo thêm nhiều việc làm.
Ông Dollar cũng lưu ý một số điểm chính trong việc Việt Nam thực hiện cải cách thể chế pháp quyền trong giai đoạn tiếp theo. So với các quốc gia có cùng mức thu nhập bình quân đầu người, Việt Nam có chế độ pháp quyền tương đối tốt, thu hút đầu tư nước ngoài tăng cao, nhưng đầu tư của khu vực tư nhân vẫn thấp bởi chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đáng nói, hoạt động xuất khẩu trực tiếp của Việt Nam chủ yếu do các doanh nghiệp nước ngoài đảm nhiệm.
Theo TS. David Dollar, Việt Nam cần tạo sân chơi công bằng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, mở cửa ngành tài chính như đã làm đối với ngành sản xuất chế tạo. So với các nước ASEAN và Trung Quốc, chỉ số thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khá tốt. Việc Việt Nam có chế độ pháp quyền tương đối tốt so với các quốc gia cùng nhóm thu nhập bình quân đầu người có thể là cơ sở tốt để Việt Nam thu thú thêm đầu tư nước ngoài.
"Để cải thiện thu nhập bình quân đầu người, Việt Nam cần đảm bảo tăng trưởng cao và thu hút đầu tư hiệu quả tốt và để làm được điều này buộc Việt Nam phải có cải cách mạnh mẽ. Ngay cả Mỹ muốn duy trì tăng trưởng tốt vẫn phải liên tục thực hiện cải cách", ông Dollar nhấn mạnh.
Việt Nam vẫn tập trung xuất khẩu sản phẩm hữu hình. (Ảnh minh họa: Nguyễn Quỳnh/VOV.VN) |
So với các nước trong khu vực, tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực tài chính và khu vực tư nhân trong nước còn thấp. Đây trở thành là nghịch lý trong phát triển ở Việt Nam, trong khi thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khá tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam chủ yếu là quy mô nhỏ và gặp nhiều khó khăn để phát triển.
Môi trường kinh doanh Việt Nam có cải thiện những năm qua, nhưng vẫn còn những yếu kém, đơn cử quy trình phá sản còn phức tạp gây khó khăn để doanh nghiệp tuyên bố phá sản và tăng quy mô thông qua hợp nhất doanh nghiệp./. WB: Việt Nam cần có những cải cách táo bạo để kinh tế “cất cánh“
Vượt qua bẫy thu nhập trung bình, hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng
Từ khóa: Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam, VRDF 2019, giá trị xuất khẩu, thương mại dịch vụ
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN