Theo đó, vợ chồng Phượng vay tiền vàng lo cho người con lớn sinh năm 1989 đi xuất khẩu lao động, trong đó có đôi hoa tai vàng 1,5 chỉ của bà Vui.Năm 2011, khi con trai về, vợ Phượng lại tiếp tục đi xuất khẩu lao động. Trong lúc vẫn còn đang nợ nần thì mẹ đòi nợ nên Phượng rất bực tức. Tháng 9/2012, vợ Phượng gửi tiền về để gia đình trả nợ một phần. Bà Vui biết việc này nên nhiều lần đòi số vàng đã cho vay.
Bị cáo Vi Văn Phượng. |
Đầu tháng 10/2012, Phượng mua vàng trả mẹ nhưng bị bà Vui nghi ngờ là vàng giả. Hai mẹ con to tiếng. Sáng 5/10/2012, Phượng cầm dao gây án. Thay áo rồi ngồi suy nghĩ khoảng 5-7 phút, Phượng gọi điện thoại cho công an thông báo mẹ bị kẻ gian lẻn vào nhà sát hại.
"Động cơ gây án của bị cáo là do nợ nần", chủ tọa nói. Tòa cũng bác các ý kiến của luật sư cho rằng Phượng vô tội, qua đó khẳng định kết quả giám định của cơ quan điều tra là đúng pháp luật.
Sáu năm trước, bản án sơ thẩm và phúc thẩm được tuyên vào năm 2013 đều kết luận Phượng phạm tộiGiết ngườivới hình phạt tử hình. Cuối năm 2016 Viện trưởng VKSND Tối cao ra kháng nghị, đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Kết quả giám đốc thẩm cuối năm 2016 chỉ ra nhiều mâu thuẫn trong vụ án: vấn đề sử dụng thời gian của bị cáo còn nhiều mâu thuẫn; thời gian chết của bà Vui chưa rõ ràng; chiếc áo Phượng mặc khi phạm tội còn nhiều tranh cãi; vết máu ở hiện trường chưa được làm rõ; động cơ giết người của bị cáo cần điều tra lại...
VKSND tỉnh Bắc Giang sau đó vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố và đề nghị xử phạt bị cáo Vi Văn Phượng tử hình tội Giết người. Ngày 16/8, phiên sơ thẩm lần hai được mở tại TAND tỉnh Bắc Giang./.
Công an Lạng Sơn khởi tố đối tượng giết mẹ đẻ do bị ảo giác
Thanh niên giết mẹ sau khi chơi ma túy đá lãnh án tù chung thân
TPHCM: Nam thanh niên nghi bị “ngáo đá” giết mẹ ruột