Vaccine cúm bảo vệ sức khỏe trẻ em giữa đại dịch
Cập nhật: 17/08/2021
Phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường (24/11/2024)
Loại quả nhỏ bé nhưng lại “siêu bổ dưỡng”, không khí lạnh tràn về càng nên ăn
VOV.VN - Vaccine cúm có thể giúp phát triển kháng thể trong cơ thể khoảng hai tuần sau khi tiêm.
Cúm là một bệnh dịch và nếu trẻ em không tiêm phòng cúm nhiều khả năng bệnh sẽ diễn tiến nặng. Cúm có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị viêm phổi, nhập viện và thậm chí tử vong. Mỗi năm các đột biến của virus cúm thay đổi và khả năng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh cúm thông qua nhiễm trùng tự nhiên hoặc tiêm chủng sẽ giảm theo thời gian. Do đó, việc tiêm phòng cúm hàng năm là cần thiết. Vaccine có thể giúp phát triển các kháng thể trong cơ thể khoảng 2 tuần sau khi tiêm. Tiêm phòng cúm là một biện pháp phòng ngừa chống lại nhiễm virus và làm giảm nguy cơ phát triển các vấn đề về đường hô hấp như viêm phổi, vốn làm trầm trọng thêm nguy cơ của một người mắc COVID-19.
Cần tiêm vaccine cúm cho trẻ em dưới 5 tuổi
Lưu ý rằng điều quan trọng là phải chủng ngừa cúm cho trẻ em dưới 5 tuổi. Mũi tiêm phòng cúm đầu tiên được tiêm vào thời điểm trẻ được 6 tháng tuổi. Cha mẹ phải đảm bảo tiêm phòng cúm cho trẻ hàng năm cho đến khi trẻ tròn 5 tuổi. Tuy nhiên, trẻ em trên 6 tuổi vẫn có thể bị cúm nếu trẻ mắc một số bệnh nghiêm trọng như hen suyễn, các vấn đề về miễn dịch hoặc các vấn đề về tim.
Tiêm phòng cúm không cung cấp khả năng bảo vệ tuyệt đối khỏi COVID-19
Tiêm phòng cúm không có nghĩa là trẻ sẽ không bị mắc COVID-19. Hãy nhớ rằng ngay cả sau khi tiêm phòng cúm, trẻ cũng cần tuân thủ theo phác đồ COVID-19.
Các biện pháp phòng ngừa khác mà trẻ em nên thực hiện cùng với việc tiêm phòng cúm bao gồm tránh xa những người mắc bệnh, rửa tay thường xuyên, tránh chạm vào mắt, mặt và miệng thường xuyên, đeo khẩu trang và tránh những nơi đông người. Ngoài ra, trẻ nên tập thể dục ở nhà, cố gắng tham gia các hoạt động như thể dục nhịp điệu hoặc đi bộ với cha mẹ.
Ngoài ra, tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng cũng là điều quan trọng để được bảo vệ sức khỏe trong thời gian đại dịch. Cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, đồ ăn vặt và thức ăn chế biến sẵn, cũng như đồ uống có đường và có gas.
Và nếu bạn chưa tiêm phòng cúm cho trẻ, thì hãy làm điều đó ngay lập tức.
Vaccine cúm có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại COVID-19
Không chỉ có tác dụng đối với trẻ em, nghiên cứu mới đây của Đại học Y khoa Miami Miller cho thấy, vaccine cúm có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại COVID-19. Nghiên cứu, phân tích hồ sơ bệnh nhân trên quy mô toàn cầu, cho thấy tiêm phòng cúm hàng năm làm giảm nguy cơ đột quỵ, nhiễm trùng huyết và huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) ở bệnh nhân COVID-19. Những người mắc COVID-19 đã được tiêm phòng cúm cũng giảm nguy cơ nhập viện đáng kể. Nhóm nghiên cứu khuyến cáo người dân nên tiêm vaccine ngừa cúm để bảo vệ khỏi một số tác động nghiêm trọng của COVID-19, đặc biệt tại một số quốc gia thiếu vaccine ngừa COVID-19./.
Từ khóa: tin tức covid-19, vaccine covid-19, tiêm vaccine covid-19, bệnh nhân covid-19, vaccine ngừa covid-19
Thể loại: Y tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN