Ủy ban pháp luật thảo luận dự án Luật xử lý vi phạm hành chính
Cập nhật: 05/02/2020
Ngành tổ chức xây dựng Đảng TP.HCM cần tham mưu triển khai hiệu quả sắp xếp tổ chức bộ máy
Trung tâm Huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ Bộ Công an nhận HC Chiến công hạng Ba
VOV.VN -So với Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành, dự án Luật sử đổi theo hướng tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực.
Sáng nay (5/2), tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp 26, cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số vấn đề của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Phiên họp toàn thể lần thứ 26 của Ủy ban Pháp luật. Ảnh: Quochoi.vn |
So với Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành, dự án Luật sửa đổi theo hướng tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực. Đối với lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ và phòng, chống tệ nạn xã hội từ 40 triệu đồng lên đến 75 triệu đồng; cơ yếu, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia, giáo dục từ 50 triệu đồng lên 75 triệu đồng; Bảo vệ người tiêu dùng từ 100 lên 200 triệu đồng; lĩnh vực báo chí từ 100 triệu đồng lên 250 triệu đồng và kinh doanh bất động sản từ 150 triệu đồng lên 500 triệu đồng….vv.
Tại phiên họp, ý kiến các đại biểu cho rằng: dự thảo luật đề xuất tăng mức xử phạt tối đa về các lĩnh vực còn chung chung, việc nâng mức phạt tối đa ở một số lĩnh vực chưa cụ thể, thiếu tính thuyết phục.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương phân tích, trongLuật Giao thông đường bộ, Nghị định trước mức phạt khá thấp, bây giờ mức rất cao. Hay lĩnh vực tiền tệ, ngày trước đổi 100 USD phạt 90 triệu, bây giờ lại hạ thấp mức phạt xuống xuống. Ông Cương cho rằng, việc nâng mức phạt lên và hạ xuống cần phải có sự tính toán.
Ủy ban pháp luật cho rằng: có lĩnh vực cơ quan soạn thảo giải trình là “chưa cần thiết phải tăng mức phạt tối đa trong lĩnh vực này” nhưng dự thảo Luật lại thể hiện tăng mức phạt tiền tối đa: như về lĩnh vực giáo dục. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực hiện nay đã cao hơn khá nhiều mức tối thiểu của khung hình phạt tiền được Bộ Luật hình sự quy định là hình phạt chính đối với các tội ở cùng lĩnh vực.
Do đó, việc tăng mức phạt tiền tối đa ở một số lĩnh vực là chưa hợp lý, chưa cần thiết. Ngoài hình thức phạt tiền, biện pháp hữu hiệu là thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc “mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh:“Luật xử lý vi phạm hành chính là đạo luật cơ bản điều chỉnh các vấn đề xử lý vi phạm hành chính. Trong đó xác định thế nào là vi phạm hành chính. Quy định người vi phạm hành chính thì bị xử lý như nào. Mức phạt tối đa bao nhiêu, trình tự thủ tục, các biện pháp khắc phục hậu quả đều quy định cụ thể trong Luật. Giao cho Chính phủ quy định là chính phủ cụ thể hóa những quy định của Luật chứ không đặt ra quy định mới.”
Tại phiên họp, các đại biểu cũng cho rằng: trong lĩnh vực giao thông, việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính còn nhẹ hơn mức phạt tiền dẫn đến người có vi phạm bỏ tài sản, không chấp hành quyết định xử phạt; việc trông giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khó khăn do thiếu nhà kho, bến bãi trong lĩnh vực giao thông; công tác kiểm tra, theo dõi thi hành biện pháp khắc phục hậu quả còn chưa thực hiện đầy đủ, chưa thực sự hiệu quả./.
Từ khóa: Ủy ban Pháp luật của Quốc, Dự án Luật xử lý vi phạm hành chính, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng
Thể loại: Nội chính
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN