Tình báo Mỹ tiết lộ điểm yếu ‘chí tử’ của S-400
Cập nhật: 25/09/2019
Hải quân Việt Nam sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo
Hàng nghìn lượt khách chụp ảnh lưu niệm tại mô hình hầm Đờ Cát bên hồ Hoàn Kiếm
VOV.VN - Các hệ thống S-400 khó có thể chịu được đòn tấn công quyết định nếu như không có được sự hỗ trợ, trung tâm tình báo tư nhân Stratfor của Mỹ khẳng định.
Theo một nghiên cứu mới của các chuyên gia thuộc công ty phân tích – tình báo Stratfor (Mỹ), tiềm năng của các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga không phải lúc nào cũng tương ứng với những khả năng trên lý thuyết và phụ thuộc rất nhiều vào cách thức và người sử dụng.
Hiệu năng của S-400 khó có thể đạt được như thiết kế? (Ảnh: TASS). |
Tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng S-400 của Nga là một trong những hệ thống chiến lược tốt nhất hiện nay. Các chuyên gia đánh giá điểm mạnh của hệ thống này là tầm bắn xa, khả năng linh hoạt khi tấn công được các mục tiêu khác nhau, bao gồm máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, đồng thời được trang bị các cảm biến rất tinh vi có khả năng chống lại công nghệ tàng hình (các phương tiện khó bị phát hiện).
“Nếu được vận hành bởi các tổ đội được đào tạo bài bản, những hệ thống phòng không tầm xa hiện đại, như S-400, có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho đối phương, chúng có thể bảo vệ chống lại nhiều thể loại đe dọa và tấn công khác nhau. Không những thế, với khả năng chống công nghệ tàng hình, tuy chỉ ở mức độ nào đó, hệ thống này hoàn toàn có thể bắn hạ một số loại máy bay chiến đấu tốt nhất hiện đang được trang bị trên thế giới” - theo tài liệu cho biết.
Tuy nhiên, theo khẳng định của các chuyên gia Stratfor, S-400 “chỉ tốt trong một điều kiện chiến đấu cụ thể nào đó, tức là hiệu quả ít hay nhiều còn phụ thuộc vào đối phương”. Các chuyên gia lưu ý rằng một tiểu đoàn S-400 được biên chế đầy đủ phải “có khoảng 8 bệ phóng với 4 tên lửa mỗi bệ”.
“32 quả tên lửa, chắc chắn, đủ để gây thiệt hại nghiêm trọng cho đối phương với một cuộc tấn công hạn chế. Nhưng nếu S-400 tác chiến độc lập hoặc không được hỗ trợ bởi các hệ thống phòng không hiện đại khác, thì có lẽ sẽ không đủ tên lửa để chống lại một đòn tấn công quyết định” - các chuyên gia kết luận.
Ngoài ra, các yếu tố địa lý cũng ảnh hưởng rất nhiều đếnkhảnăng của hệ thống này. Địa hình đồi núi có thể ngăn cản hoạt động của các cảm biến trong hệ thống. “Một mục tiêu bay thấp, sẽ khác với mục tiêu bay cao, hoàn toàn có thể tận dụng các đặc điểm địa hình để né được các đòn đánh chặn của S-400 lâu hơn. Do đó, việc tiêu diệt tên lửa hành trình bay thấp đối với S-400, khả năng cao, chỉ có thể được thực hiện ở khoảng cách vài chục km, chứ không phải hàng trăm” - các chuyên gia nhận định.
Các chuyên gia kết luận S-400 không được thiết kế để hoạt động như một hệ thống độc lập và chỉ đạt được hiệu quả tốt nhất khi được tác chiến bên cạnh một hệ thống phòng không tích hợp rộng hơn nhiều nữa.
Nghiên cứu của Stratfor được đưa ra trong bối cảnh S-400 vừa mới bắt đầu được Nga chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ. Công tác bàn giao được thực hiện trong khuôn khổ bản hợp đồng đã ký giữa hai bên vào cuối năm 2017. Theo đó, Moscow sẽ chuyển giao cho Ankara tổng cộng 4 tổ hợp S-400, và dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 4/2020./.
Từ khóa: Hệ thống phòng không S-400, điểm yếu, tình báo Mỹ, chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ, vũ khí nga,
Thể loại: An ninh - Quốc phòng
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN