Thương mại hoá các kết quả nghiên cứu, để các đề tài khoa học không còn cất “ngăn kéo” (13/03/2021)

Cập nhật: 13/03/2021

Thưa quý vị! Hàng năm, ngân sách Nhà nước dành cho lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN)- khoảng 2% tổng chi ngân sách. Trong đó, cơ cấu chi đầu tư phát triển/và kinh phí sự nghiệp KHCN được đảm bảo theo tỷ lệ 40/60. Tức 60% kinh phí chi cho khoa học dùng để chi thường xuyên, nuôi bộ máy. 40% còn lại là phần thực chi cho nghiên cứu và phát triển. Kinh phí cho nghiên cứu khoa học đã khiêm tốn là vậy, thì vẫn diễn ra tình trạng “nghiên cứu xong thì xếp ngăn kéo”, không được đưa vào ứng dụng, gây lãng phí. Thực tế này đã được chính người đứng đầu ngành khoa học thừa nhận tại các phiên chất vấn trong nhiều kỳ họp Quốc hội. Để nâng cao hiệu quả của các đề tài nghiên cứu, và cũng là để giải quyết tình trạng “nghiên cứu xong thì xếp vào ngăn kéo”, thì một trong những giải pháp đó là thực hiện cơ chế đặt hàng, đẩy mạnh thương mại hoá các kết quả nghiên cứu thông qua mối liên kết nhà khoa học - doanh nghiệp. Đây cũng sẽ là nội dung được đi sâu phân tích và bàn luận trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời. Trước tiên xin được giới thiệu:
- Ông Phạm Đức Nghiệm- Phó cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN (Bộ Khoa học và công nghệ).
- PGS.TS Hà Quý Quỳnh- Trưởng ban Ứng dụng và triển khai công nghệ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
-TS. Lưu Hải Minh- CT HĐQT Công ty cổ phần công nghệ mới Nhật Hải.

Từ khóa:

Thể loại: Thời sự

Tác giả: #thương mại hóa #đề tài #khoa học #cất ngăn kéo

Nguồn tin: VOV1

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập