Tàu Cát Linh-Hà Đông phải được đăng ký, đăng kiểm trước khi vận hành
Cập nhật: 07/10/2019
Đã lắp hơn 130 đèn tín hiệu cho xe máy rẽ phải tại TP.HCM
Sắc xuân ngập tràn tại “Ngày hội giao lưu văn hóa quốc tế 2025”
VOV.VN -Việc đưa vào khai thác đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chỉ được thực hiện khi có đánh giá độc lập và kết quả kiểm tra của Hội đồng nghiệm thu...
Từ năm 2017, 13 đoàn tàu của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đã được Tổng thầu Trung Quốc đưa về Việt Nam để phục vụ lắp đặt, căn chỉnh trong phạm vi dự án.
Việc đưa vào khai thác đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chỉ được thực hiện khi có đánh giá độc lập và kết quả kiểm tra của Hội đồng nghiệm thu... |
Nhưng mới đây, Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) khẳng định, các đoàn tàu của dự án dù được đưa về nước từ lâu, nhưng chưa được Cục Đường sắt Việt Nam cấp chứng nhận đăng ký và biển số. Có nghĩa chưa đạt các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật để vận hành thương mại.
Chưa có hồ sơ đăng ký, đăng kiểm
Theo Cục Đường sắt Việt Nam, trong số các tuyến đường sắt đô thị đang triển khai hiện mới có các đoàn tàu của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đưa về nước. Các tuyến khác như tuyến số 3 (Nhổn - Ga Hà Nội), Metro Bến Thành – Suối Tiên (TP HCM)...chưa được nhà thầu nhập về nước. Tuy nhiên, các đoàn của tuyến Cát Linh - Hà Đông hiện chưa được Cục Đường sắt Việt Nam cấp chứng nhận đăng ký, biển số đăng ký.
Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) khẳng định, các đoàn tàu của dự án dù được đưa về nước từ lâu, nhưng chưa được Cục Đường sắt Việt Nam cấp chứng nhận đăng ký và biển số. Có nghĩa chưa đạt các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật để vận hành thương mại. |
“Số hiệu ghi trên đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện nay không phải là số đăng ký được cấp theo quy định. Các đoàn tàu đường sắt đô thị trước khi đưa vào khai thác, vận hành chính thức phải được Cục Đường sắt Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, trên phương tiện phải kẻ, vẽ biển số theo số hiệu đã được cấp”, đại diện Cục Đường sắt cho biết.
Theo Cục Đường sắt Việt Nam, việc cấp chứng nhận đăng ký tàu đường sắt đô thị được thực hiện theo Thông tư số 21/2018 của Bộ GTVT quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt.
Số đăng ký phương tiện đường sắt gồm 3 nhóm ký hiệu và đi liền nhau, gồm: Tên thương mại của chủ sở hữu phương tiện, chữ số và số chỉ kiểu loại phương tiện, số thứ tự đăng ký do cơ quan quản lý cấp, (ví dụ đăng ký một toa xe của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là: VNR H 431-328).
Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, Ban Quản lý dự án Đường sắt đã trình lên Cục Đường sắt hồ sơ đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông và hiện đang chờ Cục Đường sắt cấp đăng ký. |
Theo đó, đối với phương tiện giao thông đường sắt đô thị không có hợp đồng mua bán, hóa đơn riêng (do việc mua bán các phương tiện đó chỉ là hợp phần của gói thầu và không thể tách rời), chủ sở hữu phải có bản cam kết xác nhận các phương tiện đó thuộc quyền sở hữu và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có các tranh chấp sở hữu phát sinh.
Chủ sở hữu phương tiện khi đề nghị cấp đăng ký phải nộp hồ sơ gồm đơn đề nghị kèm các giấy tờ phương tiện (chứng từ nộp phí trước bạ (nếu có), giấy chứng nhận đăng kiểm, hóa đơn, bản dịch tiếng Việt có công chứng dịch thuật đối với phương tiện sử dụng tiếng nước ngoài...).
Sau khi được Cục Đường sắt Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký, chủ sở hữu tàu đường sắt đô thị phải kẻ số đăng ký của phương tiện lên hai bên ngoài thành hoặc ở hai đầu phương tiện ở vị trí thích hợp dễ quan sát và dễ nhận biết.
Chỉ vận hành tàu Cát Linh khi đảm bảo tuyệt đối an toàn
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, hiện dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã cơ bản xong phần xây lắp, thi công. Tồn tại lớn nhất là việc cung cấp hồ sơ để đánh giá an toàn hệ thống. Tổng thầu chưa cung cấp hồ sơ đầy đủ để đánh giá an toàn hệ thống.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã đi kiểm tra hiện trường dự án đường sắt đô thị trên cao tuyến Cát Linh- Hà Đông và có chỉ đạo nóng. |
Theo Thứ trưởng Đông, Bộ GTVT đã mời tư vấn độc lập của Pháp có nhiều kinh nghiệm tham gia đánh giá hệ thống an toàn. Tuy nhiên, việc cung cấp hồ sơ của Tổng thầu Trung Quốc chưa đầy đủ, đặc biệt là hồ sơ liên quan đến các chứng chỉ, minh chứng về thí nghiệm trong quá trình sản xuất, thiết bị đoàn tàu để làm cơ sở đánh giá đoàn tàu và đưa vào khai thác.
“Phải đánh giá xong hệ thống thì mới đưa đoàn tàu vào chạy thử, tích hợp hệ thống bán vé tự động, kiểm soát tự động, hệ thống thông tin tín hiệu, hệ thống điều độ đoàn tàu chạy liên tục 3-4 phút/chuyến. Thời gian chạy thử trong vòng 20 ngày, sau đó mới đưa vào khai thác chính thức và nghiệm thu Dự án”, ông Đông nói.
Theo lãnh đạo Bộ GTVT, ngày 1/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã đi kiểm tra hiện trường dự án đường sắt đô thị trên cao tuyến Cát Linh- Hà Đông và có chỉ đạo. Bộ GTVT cũng đã báo cáo Phó Thủ tướng những nội dung liên quan đến an toàn.
“Việc đưa vào khai thác chỉ được thực hiện trên cơ sở có đánh giá độc lập và kết quả của Hội đồng nghiệm thu”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông khẳng định và cho biết, tồn tại này, Bộ GTVT đã tích cực làm việc với Tổng thầu và TP Hà Nội để khắc phục./.
Ông Vũ Quang Khôi - Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, Ban Quản lý dự án Đường sắt đã trình lên Cục Đường sắt hồ sơ đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông và hiện đang chờ Cục Đường sắt cấp đăng ký.
“Cơ quan này đang rà soát hồ sơ, dự kiến chậm nhất là trong tháng 10/2019 này Cục sẽ cấp chứng nhận đăng ký và biển số cho 13 đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông...”, ông Khôi thông tin.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông được thực hiện bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa hai Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc. Hiệp định này cho phép bên tài trợ vốn chỉ định Tổng thầu thực hiện dự án là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc. Tư vấn giám sát được tổ chức đấu thầu, đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh.
Dự án phê duyệt đầu tư lúc ban đầu chỉ hơn 8.700 tỷ đồng tương đương 552 triệu USD. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Dự án được điều chỉnh “đội vốn” đến hơn 200%, đến nay là 18.001,59 tỷ đồng (tương đương 868,04 triệu USD).
Với chiều dài hơn 13 km và 12 nhà ga đi trên cao, dự án chính thức vận hành thử liên động toàn hệ thống vào tháng 9/2018 và dự kiến bắt đầu khai thác thương mại trong tháng 4/2019.
Tuy nhiên, kế hoạch khai thác tuyến đường sắt trên cao đầu tiên tại Việt Nam đã bị “phá sản” do “vướng” 1% khối lượng dự án án chưa hoàn thành, Tổng thầu không thực hiện đúng cam kết về Dự án. Dự án đã 8 lần lỡ hẹn nhưng vẫn mịt mù ngày vận hành chính thức.
Đường sắt Cát Linh: “Tổng thầu phải làm nhanh, không lý sự nhiều”
Phó Thủ tướng đi thử tàu, “truy vấn” tổng thầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Bộ GTVT lại tiếp tục “nhận lỗi” về đường sắt Cát Linh-Hà Đông
Từ khóa: Đường sắt, đường sắt cát linh hà đông, đường sắt trên cao, Dự án, đường sắt đô thị
Thể loại: Xã hội
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN