Là sản phẩm của hãng Fairchild-Republic, A-10 chuyên dụng cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất và yểm trợ cận chiến từ trên không. (Ảnh: Jetphotos)
A-10 Thunderbolt bắt đầu đi vào hoạt động thực sự từ năm 1977. (Ảnh: Jetphotos)
A-10 Thunderbolt (Thần sấm) hay còn gọi là Warthog (Lợn lòi) vì hình dáng đặc biệt của nó. (Ảnh: businessinsider)
Thiết kế cánh thẳng và lớn giúp A-10 Thunderbolt II linh hoạt khi bay ở độ cao 300 – 2.500 m. (Ảnh: US Air Force)
A-10 không sở hữu tốc độ nhanh như máy bay phản lực chiến thuật, nhưng nó rất cơ động với hai động cơ phản lực TF34 vô cùng mạnh mẽ. (Ảnh: US Air Force)
Máy bay tấn công A-10 Thunderbolt II nặng 12 tấn và có thể chở thêm 13 tấn vũ khí. (Ảnh: Military)
A-10 Thunderbolt có thể được trang bị tên lửa không đối đất AGM Maverick hay hỏa tiễn tầm nhiệt Sidewinder. (Ảnh: US Air Force)
Ngoài ra, A-10 còn được trang bị súng máy Gatling 30mm và có thể mang tới 8 tấn bom. (Ảnh: theaviationist)
Phần mũi máy bay được trang bị pháo chống tăng GAU-8 Avenger với tốc độ bắn lên tới 3.500 viên/phút. (Ảnh: Jetphotos)
Buồng lái bọc titan dày 12,7 đến 38,1 mm giúp A-10 Thunderbolt II có khả năng chịu được đạn phòng không 23 mm. (Ảnh: Jetphotos)
Với khả năng hỗ trợ bộ binh “rất mạnh”, A-10 Thunderbolt II được Không quân Mỹ quyết định duy trì hoạt động ít nhất đến năm 2022. (Ảnh: Jetphotos)
Tuy vậy, Không quân Mỹ vẫn không khỏi đau đầu về việc cường kích A-10 Thunderbolt II đã quá “già nua” khiến chi phí duy trì hoạt động lên đến 20.000USD/h. (Ảnh: Jetphotos)
Trong khi đó, Không quân Mỹ chỉ muốn duy trì chi phí này ở mức từ 4.000-5.000USD/h và đang tìm các phương án thay thế cường kích A-10 Thunderbolt II trong các nhiệm vụ hỗ trợ bộ binh. (Ảnh: Jetphotos)