Sử dụng pháo hoa như thế nào để tránh vi phạm pháp luật
Cập nhật: 07/02/2021
Đổi mới toàn diện nội dung, phương thức công tác dân vận trong năm 2025
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành các tỉnh thành phía Nam
Nghị định số 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2021, thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Nghị định 137 đưa ra một số điểm mới, trong đó có quy định cho phép người dân được sử dụng pháo hoa trong các dịp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm cũng như trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật… Đa số người khá vui mừng trước quy định về việc cho phép người dân được sử dụng pháo hoa, bởi đây nhu cầu thiết thực. Tuy nhiên cũng có những ý kiến lo ngại về nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ô nhiễm môi trường, mất an ninh, trật tự. Một bộ phận người dân cũng đang hiểu nhầm việc cho phép đốt pháo hoa đồng nghĩa với việc được đốt tất cả các loại pháo hoa. Vậy cần hiểu như thế nào cho đúng các quy định của Nghị định 137/2020 để thực hiện vừa đảm bảo vui tết an toàn khi sử dụng vừa tránh được nguy cơ vi phạm pháp luật khi sử dụng pháo
- Chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay sẽ phân tích bàn luận sâu hơn về những quy định của Nghị định 137 với sự tham gia của Thạc sỹ, Luât sư Nguyễn Thị Tuyết, Công ty Luật Trung Cường-Hà Nội, nguyên Thẩm phán Cao Cấp Tòa án Quân sự Trung ương, sẽ giúp mang đến cho quý vị thính giả những thông tin bổ ích về sử dụng pháo trong dịp Tết Tân Sửu an toàn, đúng luật..
Từ khóa: #Pháo hoa# Luật sư
Thể loại: Nội chính
Tác giả:
Nguồn tin: VOV1