Quảng Ninh đặt mục tiêu trở thành tỉnh nông thôn mới vào năm 2025
Cập nhật: 25/09/2019
Indonesia định hướng chiến lược đầu tư để đạt mức tăng trưởng 8%
TV khung tranh coocaa: Tận hưởng nghệ thuật và công nghệ trong từng khoảnh khắc
VOV.VN - Nông thôn của Quảng Ninh sẽ là vùng hỗ trợ nông sản cho thành thị và khu du lịch, đời sống người của người nông dân sẽ tăng lên, đó là nâng về chất.
Sau 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới và phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành công bằng các mô hình tiên phong với cách làm sáng tạo, phù hợp với đặc thù địa phương, bộ mặt nông thôn có sự thay đổi rõ rệt, thu nhập và đời sống người dân được nâng cao.
Kết quả đáng ghi nhận nhất trong xây dựng nông thôn mới tại Quảng Ninh là đời sống người dân nông thôn ngày càng ổn định, thu nhập tăng cao. Từ năm 2010 - 2019, thu nhập của người dân khu vực nông thôn tăng gần 4 lần, từ gần 11 triệu đồng/người/năm lên hơn 41 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt, dự kiến hết năm 2019 còn 1%. Các tiêu chí về hạ tầng giao thông, an sinh xã hội, giáo dục, y tế, môi trường đều cao hơn so với mức bình quân chung cả nước.
Nét nổi bật trong 10 năm xây dựng nông thôn mới của Quảng ninh là Chương trình OCOP, biến các nông sản địa phương thành sản phẩm hàng hóa, nâng cao đời sống người dân nông thôn, miền núi. |
Từ xuất phát điểm rất thấp, năm 2015, Quảng Ninh chỉ có Đông Triều là huyện đầu tiên ở miền Bắc và Cô Tô là huyện đảo đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới nhưng đến nay, Quảng Ninh đã có 5/13 đơn vị cấp huyện, 72 xã đạt chuẩn/hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tiến đến đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
“Chìa khóa” xây dựng nông thôn mới của Quảng Ninh là huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, các nguồn lực xã hội và đặc biệt là người dân trong phát triển kinh tế, thông qua các chính sách hỗ trợ được triển khai sâu rộng và kịp thời. Tổng vốn huy động là hơn 120.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách chỉ chiếm 11%. Nổi bật là Chương trình Mỗi xã phường một sản phẩm OCOP đã thí điểm thành công, tạo ra hàng trăm sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao và khẳng định thương hiệu Quảng Ninh, từ đó làm cơ sở để toàn quốc triển khai nhân rộng.
“Chúng tôi đánh giá Quảng Ninh đã rất sáng tạo trong cách làm. Với cách làm quyết tâm, sự vào cuộc đồng bộ, Quảng Ninh đã tổng huy động được nguồn lực xã hội bao gồm cả vật chất, tinh thần, bao gồm cả khát vọng. Chính những điều đó đã trở thành kết quả tổng thể, diện mạo nông thôn được đổi mới hòa quyện với sự đổi mới chung của tỉnh” - ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá.
Xã Việt Dân (thị xã Đông Triều) của Quảng Ninh là xã đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. |
Quảng Ninh đặt mục tiêu trở thành tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào năm 2025. Đến năm 2020, 100% số xã đã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới nâng cao tiến tới xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu. Việc phát triển sản phẩm OCOP sẽ được chú trọng chiều sâu gắn với ứng dụng công nghệ cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Nông thôn Quảng Ninh sẽ chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đô thị hóa hợp lý, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo môi trường thiên nhiên và giữ gìn bản sắc văn hóa, nâng cao đời sống cộng đồng.
Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Tỉnh Quảng Ninh sẽ có đề án riêng phát triển nông thôn của vùng khó khăn trở thành nông thôn mới. Đây là nét riêng của Quảng Ninh. Nông thôn của Quảng Ninh sẽ là vùng hỗ trợ nông sản cho thành thị và khu du lịch. Qua đó đời sống người của người nông dân sẽ tăng lên, đó là nâng về chất của nông thôn mới ở Quảng Ninh./.
Tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới Đông Nam Bộ và ĐBSCL
Hòa Bình: Sau nông thôn mới sẽ xây dựng nông thôn mới nâng cao
Từ khóa: nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, vùng sản xuất nông sản, Quảng Ninh
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN