PMI ngành sản xuất Việt Nam giảm mạnh về mức thấp nhất 3 năm
Cập nhật: 25/09/2019
VOV.VN -Theo Nikkei, chỉ số PMI tháng 2 của Việt Nam đạt 51,2 điểm, mức thấp nhất của 35 tháng trở lại đây.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ASEAN tháng 2 vừa được Nikkei công bố cho thấy, PMI tháng 2 của Việt Namđạt 51,2 điểm, mức thấp nhất của 35 tháng trở lại đây.
Theo phân tích của Nikkei, có 3 điểm nổi bật liên quan đến chỉ số PMI tháng 2 sụt giảm mạnh là: Việc làm giảm lần đầu tiên kể từ tháng 3/2016; Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh hơn, nhưng vẫn ở mức nhẹ; Giá cả đầu ra giảm lần thứ năm trong sáu tháng qua.
PMI tháng 2/2019 của Việt Namđạt 51,2 điểm (ảnh minh họa: Nguyễn Quỳnh) |
Cụ thể, Nikkei đánh giá, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vẫn trong giai đoạn tăng trưởng chậm trong tháng 2. Mặc dù tốc độ tăng sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới cao hơn so với đầu năm, các công ty đã giảm việc làm lần đầu tiên trong gần ba năm và các điều kiện tổng thể đã cải thiện chậm hơn so với tháng 1. Lĩnh vực sản xuất tiếp tục không chịu áp lực lạm phát trong tháng mới đây.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng toàn phần lĩnh vực sảnxuất của Việt Nam– một chỉ số tổng hợp đo lườngkết quả hoạt động của ngành sản xuất – đã giảm từmức 51,9 điểm trong tháng 1xuống còn 51,2 điểmtrong tháng 2. Mặc dù vẫn nằm trên ngưỡng trungbình 50 điểm, chỉ số đến nay đã giảm ba tháng liêntiếp, và kết quả của tháng 2 là thấp nhất kể từtháng 3/2016.
Trong khi cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàngmới đều tăng nhanh hơn trong tháng 2, chỉ sốchính đã bị giảm do việc làm và tồn kho hàng muagiảm.
Số lượng việc làm đã giảm lần đầu tiên trong 3năm vì số lượng đơn đặt hàng mới tăng tương đốichậm trong những tháng gần đây. Tình trạng giảmđã phản ánh sự thay đổi đáng kể so với mức tăngviệc làm kỷ lục trong tháng 11/2018.
Mặc dù số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng vàtăng nhanh hơn trong tháng 1, mức tăng gần đâychậm hơn nhiều so với thời điểm cuối năm 2018.Trong khi đó, tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã chậm lại thành mức thấp của 37 tháng.
Sản lượng đã tăng nhanh hơn trong tháng 2 với mức tăng mạnh, nhưng mức tăng gần đây vẫn thấp hơn mức trung bình của năm 2018. Ở những nơi sản lượng tăng, các thành viên nhóm khảo sát cho biết nhu cầu khách hàng đã cải thiện.
Mặc dù giảm lượng việc làm, các nhà sản xuất Việt Nam vẫn có thể giảm lượng công việc tồn đọng khi số lượng đơn đặt hàng mới vẫn tăng tương đối
yếu. Trên thực tế, lượng công việc chưa thực hiện đã giảm mạnh nhất trong gần một năm.
Tồn kho hàng mua đã giảm lần đầu tiên trong 11tháng, bất kể hoạt động mua hàng tiếp tục tăng.
Tồn kho thành phẩm đã tăng, mặc dù mức độ tăng là yếu nhất trong thời kỳ tăng kéo dài năm tháng qua. Một số thành viên nhóm khảo sát báo cáo tăng hàng tồn kho do kỳ vọng số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng, nhưng những thành viên khác lại cho biết số lượng đơn đặt hàng mới tăng yếu hơn trong những tháng gần đây đã làm gia tăng lượng hàng chưa bán.
Các nhà sản xuất báo cáo chi phí đầu vào tăng nhẹtháng thứ hai liên tiếp trong tháng 2, với tốc độ tăng thấp hơn nhiều so với mức trung bình của lịch sử chỉ số. Với gánh nặng chi phí chỉ tăng nhẹ, các công ty vẫn không phải chịu áp lực phải tăng giá bán hàng. Giá cả đầu ra giảm lần thứ năm trong
sáu tháng qua nằm trong nỗ lực thu hút đơn đặt hàng mới trong bối cảnh nhu cầu giảm.
Các nhà sản xuất vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới, và mức độ lạc quan có được là nhờ kỳ vọng nhu cầu thị trường cải thiện và số lượng đơn đặt hàng mới tăng. Tuy nhiên, mức độ lạc quan đã giảm thành mức thấp của bốn tháng và là mức thấp hơn trung bình của lịch sử chỉ số./.
Từ khóa: PMI tháng 2, chỉ số sản xuất, ngành sản xuất việt nam, nikkei,
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN