Phương pháp giảm đau cơ khi tập luyện
Cập nhật: 23/02/2024
Loại quả nhỏ bé nhưng lại “siêu bổ dưỡng”, không khí lạnh tràn về càng nên ăn
Loại quả Việt đi đâu cũng thấy, ăn vào buổi sáng lại bổ dưỡng không ngờ
VOV.VN - Tập thể thao quá sức sẽ khiến bị đau nhức cơ, tình trạng này còn được gọi là đau nhức cơ trì hoãn khởi phát.
Đau nhức cơ trì hoàn khởi phát hay còn gọi là Delayed Onset Muscle Soreness (DOMS) là tình trạng thường xuyên xảy ra sau khi tập luyện do căng cơ, các sợi cơ bị uốn cong hoặc xé rách trong quá trình tập.
Bị căng cơ
Tình trạng đau nhức do căng cơ quá mức liên quan đến việc tập luyện thể thao khá phổ biến, thường xuất hiện sau 1 hoặc 2 ngày vận động với cường độ cao. Nguyên nhân là do sự tổn thương của các sợi cơ nhỏ bị uốn cong, xoắn vặn, xé rách trong cơ bắp khi vận động quá sức.
Buổi đầu tập luyện, cơ thể phản ứng đột ngột do sự gia tăng hoạt động khiến xương khớp và các cơ bị giãn nở, gây ra tình trạng đau nhức. Thông thường, tình trạng đau nhức cơ này diễn ra trong khoảng 72 tiếng, sau đó chúng sẽ giảm bớt cảm giác đau tùy vào thể trạng của mỗi người.
Tập sai kỹ thuật
Tập gym sai kỹ thuật hoặc quá sức so với khả năng cũng là nguyên nhân gây đau cơ. Với tâm lý muốn tập các bài tập nặng ngay để cơ thể nhanh chóng được săn chắc khiến nhiều người bị đau nhức cơ.
Bị đau cơ sau khi tập gym cũng là dấu hiệu khá tốt để biết rằng cơ bắp đang thật sự sẵn sàng chuẩn bị để vận động, phát triển, vì vậy chúng ta không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, sau khi tập luyện mà gặp phải tình trạng đau nhức thì nên tiếp tục, chúng ta nên giảm cường độ và thời gian tập luyện xuống, hạn chế thực hiện những động tác khó, khi cơ thể đã ổn định, dần thích nghi thì nâng dần mức độ luyện tập lên.
Nếu tình trạng đau quá sức chịu đựng, có thể dừng lại việc tập luyện cường độ cao, đây là điều cần thiết để các cơ được nghỉ ngơi và dần hồi phục lại.
Trong 72 giờ đầu sau khi tập gym, cơ thể sẽ đau nhức toàn thân, ê ẩm, khó vận động, vì vậy hãy thực hiện 1 số cách dưới đây để làm giảm tình trạng này.
Bổ sung đủ nước
Nước rất quan trọng, đặc biệt khi tập luyện hoặc vận động nhiều. Nếu cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn thân nhiệt, gây tác hại xấu đến cơ bắp lẫn thần kinh.
Vì vậy uống nước đầy đủ là phương pháp giảm đau cơ khi tập gym đơn giản mà hiệu quả nhất. Nước giúp loại bỏ độc tố ra bên ngoài, thư giãn xương cốt nhưng chỉ nên uống nước lọc, không sử dụng nước ngọt hay các sản phẩm nước uống có gas để tránh ảnh hưởng đến kết quả tập luyện.
Ngâm cơ thể trong nước ấm
Sau khi tập luyện, ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp cơ thể thư giãn, máu được lưu thông. Nên ngâm mình trong nước ấm mỗi buổi tối sau buổi tập, có thể thêm chút muối. Đây chính là giải pháp đơn giản, hiệu quả trong việc giảm đau cơ sau khi tập gym.
Massage cơ thể thường xuyên
Sau mỗi buổi tập gym, nên dành khoảng 10 phút massage giãn cơ để tránh trường hợp bị căng cơ đột ngột, ảnh hưởng đến thời gian tập luyện sau này.
Chườm đá để giảm đau
Chườm đá có tác dụng giúp máu lưu thông chậm, giảm đau mỏi nhanh chóng, hiệu quả. Cách này rất thích hợp khi các khớp bị sưng hoặc nóng rát sau tập gym. Để áp dụng, sử dụng chiếc khăn mỏng bọc vài viên đá rồi chườm lên vị trí đau trong khoảng 10 phút, tình trạng đau nhức sẽ giảm 1 cách rõ rệt.
Khởi động trước khi tập gym
Khởi động nhẹ nhàng trước khi tập gym là bước rất quan trọng để giúp cơ thể làm quen với cường độ tập, cơ bắp được giãn nở từ từ, giảm nguy cơ bị chấn thương thể thao.
Nên khởi động kỹ vào khoảng thời gian 10 phút trước khi bắt đầu tập để kết quả đạt được tốt nhất và đỡ bị đau cơ sau khi quá trình tập luyện kết thúc.
Giảm cường độ và thời gian tập
Tập nhiều và quá sức cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến đau cơ khi tập gym. Trong những ngày đầu, cường độ tập luyện cần vừa sức, thời gian ngắn. Đặc biệt, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và tăng độ khó lên để các cơ được thích nghi dần.
Từ khóa: tập luyện, tập gym,đau cơ, giảm đau cơ, tập luyện thể thao,bị đau cơ khi tập luyện, đau nhứ cơ, đau nhức cơ trì hoãn khởi phát, cơ trì hoãn khởi phát
Thể loại: Y tế
Tác giả: ctv gia khánh/vov.vn (biên dịch)
Nguồn tin: VOVVN