Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Cần phân tích những điểm nghẽn khi thực hiện chương trình
Cập nhật: 09/11/2024
Phụ nữ khởi nghiệp vì sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững (24/11/2024)
Mua sắm mùa Giáng sinh, khách hàng muốn trực tiếp “mắt thấy, tay cầm”
VOV.VN - Sáng nay 9/11, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu quốc gia ((MTQG) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế- xã hội vùng Đồng bào dân tộc thiểu số & Miền núi giai đoạn I (2021 -2025) và đề xuất nội dung chương trình giai đoạn II (2026 -2030) khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, đại diện các Bộ, ngành, các đại biểu khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Theo Hội nghị, địa bàn khu vực miền Trung và Tây Nguyên bao gồm 445 xã khu vực I, 66 xã khu vực II và 476 xã khu vực III, có 3.243 thôn đặc biệt khó khăn (chiếm 24.53% thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi của cả nước) .
Giai đoạn 2021 - 2025, nguồn lực thực hiện Chương trình MTQG ở địa bàn này dự kiến trên 22.500 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương đầu tư hỗ trợ hơn 20.500 tỷ đồng Tính đến hết tháng 9/2024, miền Trung và Tây Nguyên giải ngân vốn đầu tư của các chương trình đạt 74,3%, cao hơn gần 1,3 lần so với tỷ lệ 57,7% của cả nước. Riêng Đắk Lắk, Quảng Bình, Quảng Ngãi… đạt thấp so với bình quân cả nước.
Phát biểu Khai mạc Hội nghị, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đánh giá: Chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng chỉ rõ, quỹ thời gian của giai đoạn 2021-2030 đã hết một nửa mà miền Trung- Tây Nguyên vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Các tỉnh phải kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn mới có thể hoàn thành mục tiêu chung: “Giai đoạn sau phải hoạch định được con đường, các giải pháp thực chất. Cần phải đề xuất các giải pháp, các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của chương trình trong giai đoạn tới. Cần cơ cấu, nội dung các dự án thành phần và nguồn vốn của chương trình, hiến kế cho ban chỉ đạo chương trình những cơ chế chính sách đặc thù, điểm nghẽn trong thực hiện chương trình giai đoạn I, dể tháo gỡ trong giai đoạn II. Để từ đó thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm là tháo gỡ các điểm nghẽn, để đưa các dự án, các nguồn lực đã đầu tư nhưng chưa phát huy tác dụng vào nền kinh tế để phát huy tác dụng”.
Từ khóa: Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Cần phân tích những điểm nghẽn,tạo đà phát triển
Thể loại: Kinh tế
Tác giả: hoàng qui/vov-tây nguyên
Nguồn tin: VOVVN