Cụ thể từ trung tâm xã Ia Puch, theo tỉnh lộ 663 về phía biên giới giáp Campuchia khoảng 10km, những cây gỗ lớn hai bên đường bị cưa hạ, nằm cách mặt đường chỉ chừng trên 20 mét.
Trong đó, nhiều cây đã bị cắt từ lâu, nhiều cây có cây dấu vết cắt vẫn còn rất mới, xung quanh là ngổ ngang bìa ván. Nhiều cây đường kính từ 30-60 cm đã bị chặt hạ, cắt thành khúc nhưng chưa kịp vận chuyển ra khỏi rừng.
Sau khi chặt hạ, các đối tượng xẻ gỗ thành hộp, mang ra khỏi rừng, dấu vết còn khá mới.
Những cây gỗ dầu bị rỗng ruột, giá trị thấp bị bỏ lại
Những cây gỗ nhỏ, nhưng có giá trị chỉ còn trơ gốc.
Gỗ được chế biến tại chỗ trước khi mang đi.
Phần thân, gốc bị lâm tặc mang đi, để lại ngọn cây.
Đi tiếp về hướng quốc lộ 14C (địa phận xã Ia Puch, huyện Chư Prông) hiện tượng phá rừng xảy ra tương tự. Trong đó, có cả những gốc bằng lăng có đường kính trên nửa mét bị cưa thành nhiều lóng, chưa kịp vận chuyển khỏi rừng.
Ông Lê Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Ia Puch, huyện Chư Prông cho biết, khu vực rừng bị chặt phá này thuộc diện tích quản lý của Ban quản lý Rừng phòng hộ Ia Puch. Ngoài ra, phối hợp quản lý diện tích rừng này còn có lực lượng biên phòng và chính quyền địa phương.