Những vũ khí hàng đầu của Nga mà Iran đang “để mắt”
Cập nhật: 15/01/2020
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng” tại Kiên Giang
Quân đội Việt Nam - Ấn Độ trao đổi, củng cố kiến thức, kỹ năng tại VINBAX-2024
VOV.VN - Các hệ thống vũ khí quan trọng của Iran đều ngày càng trở nên lỗi thời, do các lệnh trừng phạt của Mỹ và cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc.
Những “quái vật kim loại” công nghệ cao từ Nga có thể giúp đẩy mạnh phòng thủ của Iran trước các mối đe dọa không quân và hải quân lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc hết hạn cuối năm 2020.
Các hệ thống vũ khí quan trọng của Iran đều ngày càng trở nên lỗi thời, do các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên Hợp Quốc mà theo đó hạn chế nước này mua các công nghệ quân sự mới từ nước ngoài.
Hệ thống K-300P Bastion-P. Ảnh: Sputnik |
Đến cuối năm 2020, các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc sẽ hết hạn và Tehran khi đó có thể hiện đại hóa các hệ thống phòng thủ với các công nghệ mới nhất. Điều này, tất nhiên sẽ chỉ xảy ra nếu các lệnh trừng phạt không bị gia hạn thêm.
Nga là một trong những nhà cung cấp tiềm năng cho quân đội Iran, với thực tế là hiện Cộng hòa Hồi giáo này cũng đang sử dụng nhiều vũ khí mua từ thời Liên Xô.
Vậy những hệ thống vũ khí nào Nga đồng ý bán cho Iran để thúc đẩy hệ thống phòng thủ của quốc gia Trung Đông này một khi các lệnh cấm vận được dỡ bỏ?
Su-30SM
Đây là biến thể mới nhất của tiêm kích thế hệ 4++ của Nga. Một trong những đặc điểm chính của Su-30SM là khả năng cực kỳ cơ động trong tác chiến trên không, cho phép phi công có khả năng thực hiện các màn nhào lộn đỉnh cao trên không để tránh tên lửa của kẻ thù. Những kết quả này đạt được là nhờ bộ khí động lực tích hợp và động cơ phản lực mới nhất AL-31FP.
Tiêm kích thế hệ 4++ Su-30SM.Ảnh: Sputnik |
Nhờ “Bars” - thiết bị điện tử phát thanh trên máy bay - mọi chiếc Su-SM đều có khả năng sử dụng tên lửa trong quá trình nhào lộn trên không để loại bỏ mục tiêu cách xa tới 100km.
Su-30SM có khả năng sử dụng mọi loại tên lửa không đối không hay không đối đất hiện đại và chính xác cao trong khi có vận hành tới 3.000 km mà không cần nạp nhiên liệu hoặc hạ cánh.
K-300P Bastion-P
Hệ thống phòng thủ tên lửa lưu động Bastion của Nga là giải pháp bảo vệ các khu vực ven biển trước mọi nhóm tác chiến tàu sân bay hiện đại, tàu chiến và lực lượng đổ bộ đe dọa lãnh thổ.
Hệ thống phòng thủ tên lửa lưu động Bastion. Ảnh: Sputnik |
Mỗi đơn vị gồm 1 xe điều khiển, 1 xe hỗ trợ và 4 máy phóng. Các máy phóng được trang bị 2 tên lửa lớp Oniks P-800 - một vũ khí siêu thanh nặng 250kg với đầu đạn có sức công phá lớn.
Những tên lửa này có thể loại bỏ các mục tiêu trên khoảng cách lên tới 300km tính từ bờ biển và nó có thể mang lại đủ khả năng hỏa lực để bảo vệ Vùng Vịnh và mọi con tàu đi qua khu vực này.
Mỗi hệ thống Bastion có thể duy trì chế độ sẵn sàng hoạt động khoảng 3-5 ngày, hoặc thậm chí 30 ngày nếu được hỗ trợ thêm xe chiến đấu.
Hệ thống phòng không S-400
Đây là hệ thống phòng không chưa có đối thủ trên thế giới.
S-400 được tạo ra nhằm bảo vệ các cấu trúc chính phủ và quân sự thiết yếu trước mọi mối đe dọa trên không hiện đại. Các mối đe dọa này bao gồm cả tiêm kích, máy bay ném bom, tên lửa hành trình siêu thanh và tên lửa đạn đạo chiến lược...
Hệ thống S-400. Ảnh: Sputnik |
Mỗi đơn vị S-400 có thể bắn hạ các mục tiêu từ mọi hướng ở khoảng cách lên tới 200km trong phạm vi 360 độ (không giống đối thủ gần nhất là MIM-104 Patriot do Mỹ sản xuất chỉ có thể hạ mục tiêu trong phạm vi góc 180 độ).
S-400 là hệ thống có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, từ mưa lớn tới bão cát, và có thể có khả năng bắn hạ 10/10 mục tiêu máy bay thế hệ thứ 5./.
Từ khóa: vũ khí Nga, vũ khí Liên Xô, vũ khí Iran, S-400, tiêm kích Su-30SM
Thể loại: An ninh - Quốc phòng
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN