Hình dạng chú bướm rực rỡ này là luồng khí nóng phát ra từ một ngôi sao đã chết trong tinh vân NGC 6302.
Luồng ánh sáng trông giống như một "thanh gươm" phát sáng này là luồng khí thoát ra từ các cực của một ngôi sao trẻ.
Hình ảnh của Terzan 1 nằm cách chúng ta 20.000 năm ánh sáng là "nhà" của một số ngôi sao cổ xưa nhất trong thiên hà của chúng ta.
Kính Thiên văn Huble đã quan sát được vụ phun trào bí ẩn của một ngôi sao mang tên V838 Mon.
Cảnh tượng cực quang tại một trong các cực của sao Mộc.
Đây là M62, cụm sao cầu với 150.000 ngôi sao ở trung tâm. Với 12 tỷ năm tuổi, đây là một trong những cụm sao gần nhất với trung tâm thiên hà của chúng ta.
Cụm sao cầu M75 mà Kính Thiên văn Hubble quan sát được có hơn 400.000 ngôi sao. Nằm cách Trái Đất 67.500 ánh sáng, ước tính "tuổi đời" của nó là 13 tỷ năm.
Tinh vân Tarantula hay 30 Doradus, một trong những vườn ươm sao lớn nhất trong khu vực lân cận thiên hà của chúng ta.
RS Puppis là một ngôi sao biến quang (cepheid) và cũng là một trong những ngôi sao sáng nhất thiên hà.
Đây là Fomalhaut, ngôi sao sáng nhất trong chòm Song Ngư (Pisces).
Bức ảnh chi tiết nhất từng chụp được về Tinh vân Con Cua.
Sự phát quang ma mị của một ngôi chết phát nổ trong sự kiện gọi là vụ nổ siêu tân tinh.
Bức ảnh ấn tượng nhất từng chụp được của các thiên hà Râu.
Tinh vân Gourd hay còn gọi là Tinh vân Trứng thối. Sở dĩ tinh vân này có tên gọi như vậy là bởi khu vực này có mức độ lưu huỳnh tập trung cao.
Vẻ đẹp ngoạn mục của chòm sao Thiên Cầm (Lyra) hay còn gọi là M57.
Cảnh tượng khó tin của Tinh vân Lạp Hộ (Orion) hay còn gọi tinh vân Messier 42.
Đây là M2-9, hay còn gọi là Tinh vân Bươm bướm hành tinh lưỡng cực.
Vẻ đẹp của MACS J0717 - một trong những chòm thiên hà phức tạp nhất từng được phát hiện đến nay./.