Những bí mật ít được biết đến trước giờ hấp hối của Đệ tam Quốc xã

Cập nhật: 08/05/2020

VOV.VN - Trong việc đầu hàng của phát xít Đức, vẫn còn những “điều mập mờ” và nhiều vấn đề gây tranh cãi.

Di chúc của Hitler

Nhà sử học và nhà báo người Đức Walter Ludde-Neurath trong cuốn sách “Sự kết thúc trên đất Đức” đã phân tích chi tiết về hoàn cảnh Đức đầu hàng. Theo tác giả, điều đó có thể xảy ra sớm hơn - vào tháng 9 hoặc tháng 10/1944, nếu lực lượng Đồng minh, dưới sự chỉ huy của Tướng Mỹ Eisenhower, đã chiến đấu như các đơn vị Hồng quân Liên Xô. Tuy nhiên, kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng của Thống chế Montgomery - Tư lệnh Tập đoàn quân 21 của Lực lượng viễn chinh Đồng minh - đã bị quân Đức chôn vùi tại cối xay thịt Arnhemsky. Chiến thắng này của quân Đức đã mang đến cho Hitler niềm hy vọng mới.

Phát động tấn công vào ngày 12/1/1945 tại khu vực Vistula, Hồng quân chỉ trong vài ngày đã chọc thủng hệ thống phòng thủ của bọn phát xít. Nhưng sau đó, tuyên truyền đã đưa ra một cú đâm phía lưng, nói, Đức thua không phải vì Hồng quân mạnh hơn quân đội Đức Quốc xã, mà vì “sự phản bội” nội bộ. Và để bảo vệ danh dự của nước Đức, cần phải "tiếp tục chiến tranh bằng mọi cách". Đây là điểm chính yếu trong bản di chúc chính trị của Hitler để lại cho người kế vị mình, Đại Đô đốc Karl Dönitz. Nhiều người Đức tin chắn trong di chúc cuối cùng của mình, Quốc trưởng thất sủng đã vạch ra các điều kiện cho sự đầu hàng của nước Đức.

Đầu hàng do nhầm lẫn

Điều này đã được nói ra tại nhà tù ở Nichis bởi chính Karl Dönitz, người thừa nhận không biết về các chi tiết của di chúc cuối cùng của Hitler. Hơn nữa, viên Đô đốc này nói rằng, ông ta đã hành động sai lầm, nhìn nhận cái chết của Hitler là sự chế nhạo đối với việc đầu hàng của nước Đức.

nhung bi mat it duoc biet den truoc gio hap hoi cua de tam quoc xa  hinh 1
Trong di chúc, Hitler vẫn muốn nước Đức “tiếp tục chiến đấu bằng mọi cách”; Nguồn: time.com

Vấn đề ở chỗ, ông ta đã biết về việc chỉ định mình từ một bản tin qua radio mà không được biết các chi tiết khác trong bức thư trước khi chết của Quốc trưởng. Trong thực tế, Dönitz không có quyền ký Đạo luật đầu hàng vô điều kiện, mà phải chiến đấu, như Hitler di chúc. Giả thuyết này đã được Ludde-Neurath đề cập đến trong tác phẩm "Đầu hàng vô điều kiện". Tuy nhiên, theo ông, điều này đã không làm thay đổi tiến trình của lịch sử, mà chỉ làm cho người Nga và người Mỹ nổi giận hơn thêm.

Số phận của Himmler

Trong khi một số tên phát xít tìm cách thực hiện ý chí cuối cùng của Quốc trưởng, những người khác khi Hitler vẫn còn sống, đã bí mật lên kế hoạch đầu hàng sau lưng y, và đổi lại, họ yêu cầu được đảm bảo an toàn cá nhân. Cụ thể, ngày 26/4/1945, Heinrich Himmler thông qua Volke Bernadotte - bá tước người Thụy Điển - đã cố gắng liên lạc với Winston Churchill để bắt đầu các cuộc đàm phán bí mật. Một trong những lá thư này đã bị phản gián Đức chặn được. Bức thư đến tay Thống chế Keitel, người đã tự đọc thư, nhưng không trừng phạt, bức hại ai, mà tuyên bố: “Himmler phải hiểu, và nói chung... tước cái gì từ ông ta ... ông ta luôn là gánh nặng đối với nước Đức”.

Trước khi tự sát vào ngày 30/4/1945, Hitler đã quyết rằng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Tuyên truyền Joseph Goebbels sẽ trở thành Thủ tướng ở vị trí của y, và Đại Đô đốc Karl Dönitz - Tổng thống. Nhưng Goebbels cũng tự sát, người đứng đầu chính phủ và nhà nước là Tư lệnh Hải quân Dönitz. Tuy nhiên, trùm SS Heinrich Himmler tự coi mình là ông chủ mới của Đức. Y tin rằng người Mỹ rất mong muốn vãn hồi hòa bình ở châu Âu càng sớm càng tốt để tập trung vào cuộc chiến với Nhật Bản. Do đó, cần phải thương lượng với quân Đồng minh, và ném tất cả lực lượng của quân đội Đức chống lại Hồng quân.

nhung bi mat it duoc biet den truoc gio hap hoi cua de tam quoc xa  hinh 2
Số phận của trùm phát xít Hitler ẩn chứa nhiều nghi ngờ và gây tranh cãi; Nguồn: independent.co.uk

Chính Himmler đã đề nghị để Dönitz chấp nhận y là nhân vật thứ hai trong chính phủ nhưng bị viên Đô đốc khước từ. Tuy nhiên, Himmler tự tin rằng thời gian ủng hộ y. Y ra lệnh cho một trong những thư ký đi đến Bavaria và nghỉ ngơi tốt, vì sau đó, sẽ có rất nhiều công việc... Y sử dụng giấy tờ dưới một cái tên khác, cải trang và đến một nha sĩ, khoan một lỗ ở răng hàm dưới và giấu ở đó một viên nang với chất độc.

Khi bị một đội tuần tra của Anh chặn lại, Himmler đã nói tên thật của mình. Cuộc thẩm vấn bắt đầu, và y nhận ra rằng đối với quân Đồng minh, y không phải là đối tác đàm phán, mà là một tên tội phạm quái dị cỡ bự. Y nghiến chặt hàm và nghiền nát viên thuốc độc. Các sĩ quan Mỹ và Liên Xô đã đến để xác minh cái chết của y. Người Anh cho xác y lên một chiếc xe tải, mang vào một khu rừng rậm rạp, đào một cái hố, ném cái xác xuống đó và phủ đất lên và không ai biết chính xác vị trí của mộ Himmler.

“Ốc đảo” ở Flensburg

Ngày 1/5/1945, Đô đốc Dönitz đã phát biểu trên đài phát thanh với tư cách là Thủ lĩnh quốc gia. “Tôi coi nhiệm vụ đầu tiên của mình là cứu người Đức khỏi sự hủy diệt của những người Bolshevik”, người đứng đầu mới Nhà nước Đức nói. “Cuộc đấu tranh vũ trang bây giờ chỉ tiếp tục vì mục đích này. Một khi người Anh và người Mỹ can thiệp vào chúng ta trong vấn đề này, chúng ta sẽ chiến đấu chống lại họ. Ở đây, người Mỹ-Anh sẽ bắt đầu tiến hành chiến tranh không phải vì lợi ích riêng của họ, mà vì sự truyền bá của chủ nghĩa Bolshevik ở châu Âu ...”.

Về bản chất vấn đề, tất cả những gì ông ta muốn nói đã được nghe đầy đủ. Nếu không, không thể giải thích được việc tạo ra một vùng đất đặc biệt tại thành phố Flensburg trong khu vực chiếm đóng của Anh. Chính tại đó, chính phủ của Karl Dönitz đã thực hiện các chức năng của mình theo luật pháp của Đệ tam Quốc xã sau khi nước nước Đức chính thức đầu hàng. Các đơn vị vũ trang quan trọng của Đức đóng quân ở đó, bao gồm các học viên của các trường hải quân và binh sĩ của trung đoàn an ninh SS “Đại Đức”. Việc bắt giữ "tổng thống đế quốc" Dönitz và chính phủ của ông ta chỉ được thực hiện vào ngày 23/5/1945.

23 ngày của chính phủ độc lập Dönitz

Lên nắm quyền, người đứng đầu Đệ tứ Đức, Dönitz, ngay lập tức thành lập một nội các mới; các danh mục đầu tư quan trọng đã chuyển cho Speer (Bộ Kinh tế), Dorpmüller (Bộ Giao thông Vận tải) và Baka (Bộ Thực phẩm). Khi Liên Xô đang ăn mừng ngày Chiến thắng, chính phủ mới thông qua Tướng Ford, đã thiết lập các mối liên lạc - kinh doanh chặt chẽ với Mỹ và Anh. Đức Quốc xã đã trao các ủy quyền-yêu cầu của họ cho các nhân viên của Ủy ban Kiểm soát Đồng minh, được coi như như một hướng dẫn hành động.

nhung bi mat it duoc biet den truoc gio hap hoi cua de tam quoc xa  hinh 3
Binh hùng, tướng mạnh và một bộ máy tuyên truyền khổng lồ đã không thể cứu nổi Đệ tam Quốc xã; Nguồn: alamy.com

Một cuộc di tản quy mô lớn của người Đức khỏi khu vực chiếm đóng của Liên Xô, bao gồm cả những người đàn ông trong độ tuổi đi lính, đã diễn ra. Tổng cộng, hơn hai triệu cư dân Phổ đã đi sang phương Tây theo một quy chế được đơn giản hóa. Các nhà sử học Đức đánh giá cao 23 ngày tồn tại của chính phủ Dönitz. Người ta tin rằng chính ông ta là người đã thuyết phục được các nước Đồng minh "duy trì quyền chủ quyền của Đức".

Điều kiện đặc biệt

Đối với một số đơn vị của quân đội Đức, chiến tranh kết thúc khá suôn sẻ, theo các thỏa thuận địa phương, liên quan đến người Đức chiến đấu ở phương Tây. Các đơn vị quân Đức ở Hà Lan vào mùa xuân năm 1945 được vũ trang và kiểm soát tốt. Trước hết, những con đập quan trọng về mặt chiến lược và các khu vực kiên cố mà binh lính Đức có thể phòng thủ trong một thời gian dài, đã được rà phá mìn.

Eisenhower sợ rằng Đức quốc xã có thể gây lụt ở Hà Lan, vì vậy đã bảo đảm với Arthur Zeis-Inquart - Cao ủy Đức phụ trách Hà Lan - rằng, ông ta và quân đồn trú của mình là tù nhân chiến tranh được khoan hồng. Về sau, Eisenhower đã giữ lời hứa của mình. Tuy nhiên, nghĩa vụ đó không áp dụng với số phận của Zeis-Inquart - viên Cao ủy đế chế Đức bị quy là tội phạm chiến tranh và bị treo cổ sau đó./.

Từ khóa: Đạo luật đầu hàng vô điều kiện, Đồng minh, Hitler, phát xít Đức, Đức Quốc xã

Thể loại: Pháp luật

Tác giả:

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập