Nhiều tập đoàn đa quốc gia tăng mạnh đầu tư vào Việt Nam
Cập nhật: 07/03/2020
Nhà máy vắc xin VNVC 2.000 tỷ đồng được thiết kế bởi tập đoàn hàng đầu thế giới
Dự án hơn 7.200 tỷ của Cần Thơ đang chi trả tiền bồi thường cho người dân
VOV.VN - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên quy mô toàn cầu, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đang cân nhắc gia tăng đầu tư vào Việt Nam.
Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Hàn Quốc, sau Trung Quốc và Mỹ và dự kiến có thể vượt qua Mỹ vào năm 2020. Các nhà bán lẻ thực phẩm Hàn Quốc và nhiều sản phẩm khác cũng đang phát triển tại Việt Nam, bởi lẽ, có tới hơn 200.000 người Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại đây.
Nhiều tập đoàn đa quốc gia tăng mạnh đầu tư vào Việt Nam. (Ảnh minh họa: KT) |
Hàn Quốc tăng mạnh đầu tư vào Việt Nam
Theo Nikkei, Samsung Electronics và nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc như SK Group… đang tăng mạnh đầu tư vào Việt Nam, trong bối cảnh xuất khẩu chậm lại vì căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Cụ thể, Samsung vừa công bố chi 220 triệu USD xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Hà Nội, dự kiến khai trương vào năm 2022. Trong khi, SK Group đã quyết định đầu tư vào VinGroup, hợp tác trong lĩnh vực sản xuất ô tô và một số ngành kinh doanh khác.
Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam của các công ty Hàn Quốc đã tăng 10% trong năm 2019 so với cùng kỳ năm trước, lên 7,9 tỷ USD. Đầu tư từ Hàn Quốc chiếm 20% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và năm 2019.
Samsung sẽ tiến hành nghiên cứu sản xuất điện thoại thông minh và sản phẩm các công nghệ thông tin khác tại trung tâm R&D theo kế hoạch. Trung tâm mới này sẽ tuyển dụng 3.000 kỹ sư địa phương và trở thành một trong những cơ sở R&D chính của Samsung.
Vào tháng 5/2019, Tập đoàn SK đã công bố họ sẽ mua 6,1% cổ phần của Vingroup với giá 1 tỷ USD. SK Group nhận thấy cơ hội hợp tác rộng mở với tập đoàn Việt Nam này. Vingroup đang chuyển trọng tâm sang công nghiệp ô tô, điện thoại thông minh và các hoạt động sản xuất khác, các nhà phân tích cho biết.
Trong số các công ty Hàn Quốc không hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, KEB Hana Bank (một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu của Hàn Quốc) đã ký một thỏa thuận vào tháng 7/2019 để mua 15% cổ phần của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), nhằm mở rộng cơ sở khách hàng thông qua mạng lưới chi nhánh của BIDV.
Thêm nhiều tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam
Giữa cuộc chiến thương mại của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cùng với diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, không chỉ riêng Hàn Quốc, nhiều tập đoàn đa quốc gia cũng quan tâm nhiều hơn trong việc tăng đầu tư tại Việt Nam.
Ông Erich Gerber, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách kinh doanh quốc tế của Tibco Software. |
Mới đây, Tập đoàn phần mềm đa quốc gia Tibco Software đã khai trương văn phòng tại Hà Nội, chính thức đánh dấu sự hiện diện tại Việt Nam. Ông Erich Gerber, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách kinh doanh quốc tế của Tibco Software chia sẻ, tuy đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2013, nhưng Việt Nam ngày càng chứng tỏ là một thị trường hấp dẫn và nhiều tiềm năng, với chỉ số đổi mới toàn cầu liên tục tăng.
Ông Erich Gerber cho biết Tibco Software đã mở hai trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, một đặt tại Trung Quốc và một đặt tại Việt Nam. Trong đó, trung tâm R&D tại Việt Nam là do thâu tóm được Ochestra Networks – một doanh nghiệp Pháp cung cấp giải pháp MDM (Master Data Management-quản lý dữ liệu).
Phó Chủ tịch cấp cao Tibco Software cho rằng, không ngạc nhiên Việt Nam có thể vượt qua cả Singapore ở khu vực Đông Nam Á và trở thành một quốc gia công nghệ số rất phát triển trước năm 2030.
“Chính phủ Việt Nam đặt nhiệm vụ rõ ràng chuyển đổi số quốc gia, với mục tiêu đến năm 2025, 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ chuyển đổi sang nền tảng kỹ thuật số và phát triển ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số. Tăng trưởng GDP ở mức 6,5%/năm, cùng với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu dự báo sẽ đạt 44 triệu người trong năm 2020. Đây là tốc độ tăng trưởng nhanh bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á”, ông Erich lý giải.
Ochestra Networks là một trong 20 doanh nghiệp mà Tibco Software thâu tóm trong 10 năm trở lại đây. Ông Erich cho biết, Tibco vẫn đang tìm cơ hội mua bán và sáp nhập (M&A) các doanh nghiệp khác để mở rộng thị trường, nhất là tại Việt Nam./. Dệt may, da giày lao đao vì thiếu nguyên liệu sản xuất
Từ khóa: doanh nghiệp FDI, đầu tư tại Việt Nam, Covid 19, doanh nghiệp phần mềm, Samsung
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN