Nhà hát online: Lối đi mới hay giải pháp tạm thời?
Cập nhật: 10/06/2020
VOV.VN -Trở lại hoạt động sau Covid-19, ngành biểu diễn nghệ thuật đối mặt với nỗi lo mất khán giả. Mô hình nhà hát online được đề xuất như giải pháp cứu cánh.
Đầu tháng 5, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã họp bànvới lãnh đạo Cục Nghệ thuật biểudiễnđểcùng xúc tiến cho giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0. Theo đó, các nhà hát tập trung xây dựng tác phẩm để biểu diễn, Cục sẽ hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ vào quảng bá tới đông đảo khán giả thông qua mô hình nhà hát online.
Khi nhà hát được đưa đến nhà bạn
Trên thế giới, nhiều nhà hát danh tiếng đã ứng dụng mô hình “nhà hát online” và đạt được những hiệu quả nhất định. Một trong số đó có chương trình liveshow kéo dài gần nửa tháng của nhà hát Bolshoi nổi tiếng ở Nga trong quãng thời gian dịch Covid-19 bùng phát. Nhờ thế, không chỉ duy trì tình yêu nghệ thuật trong khán giả, những màn trình diễn ballet đỉnh cao của Nhà hát Bolshoi còn được thế giới đón nhận qua những phương tiện truyền thông.
Nhà hátBolshoi của Nga thành công với những buổi diễn online thu hút đông đảo người xem. |
Ở Việt Nam, nhiều vở diễn được các nhà hát đầu tư kỹ lưỡng và tâm huyết, song vẫn thu hút được đông đảo khán giả bởi giờ đây, ngày càng nhiều các loại hình giải trí mới xuất hiện. Và mô hình này được kì vọng sẽ đưa nhà hát ngày càng gần với công chúng hơn. Bởi nhờ công nghệ, khán giả không cần phải đến rạp vẫn có thể thưởng thức được các vở kịch đặc sắc.
Theo ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho rằng việc xây dựng “nhà hát online” không chỉ đơn thuần đưa những chương trình có sẵn mà sẽ xây dựng một chương trình hoàn toàn mới, phù hợp để phát trên các nền tảng số. Những tác phẩm được lựa chọn cũng nằm trong danh sách tác phẩm kinh điển, có sức nặng và khả năng tạo được tiếng vang. Từ đó, mô hình này sẽ thu hút được sự tương tác của khán giả đối với các sản phẩm sân khấu, lôi kéo mọi người đến nhà hát nhiều hơn và là một hình thức quảng bá hiệu quả.
Chương trình nghệ thuật "Sáng mãi tên Người" được phát livestream của Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai. |
Một ưu điểm khác của “nhà hát online” đó là đảm bảo được công tác lưu trữ. Nhờ đó, những tác phẩm kinh điển sẽ sống mãi trong lòng những người yêu nghệ thuật, tránh khỏi tình trạng bị rơi rụng, không lưu trữ được sự chuẩn mực trong dàn dựng vở diễn, diễn xuất của nghệ sĩ.
Đánhgiá về vấn đề này,ông Trần Hướng Dương nhận định: “Mô hình nhà hát online không chỉ là giải pháp trongthờiCovid-19. Đâyphải được coinhư một hướngđimới để tiếp cận các hoạt động biểu diễn. Một chủ trương song hành để thu hút một lượng lớn khán giả. Song vẫn cần đảm bảo được những yếu tố nghệ thuật chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng thì mới thu hút được khán giả khó tính”.
Sân khấu vẫn cần có khán giả
Tuy có nhiều ưu điểm về sự tiện lợi và khả năng tiếp cận, nhưng tính khả thi của mô hình mới này vẫn đang là một câu hỏi lớn.
Kênh Youtube của Nhà hát Tuổi trẻ. |
Một trong những vấn đề được các nhà hát quan tâm trước tiên là trang thiết bị. NSƯT Sỹ Tiến, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ cho hay:“Để thoả mãn một vở diễn mà làm online thì kỳ thực phải quay nhiều máy, nhiều góc độ khác nhau thì mới đảm bảo được. Khâu dựng cũng phải rất cầu kì mới thể hiện được tinh thần của vở diễn sân khấu”.
Theo ông, điều kiện kỹ thuật của các nhà hát và sân khấu Việt Nam còn nhiều hạn chế, trong khi việc xây dựng nhà hát online đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật cao mới có thể truyền tải đầy đủ giá trị và tinh thần của tác phẩm.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến lo ngại nhà hát online có nguy cơ biến nghệ thuật biểu diễn sân khấu trở thành truyền hình do không còn yếu tố sân khấu. Trao đổi về vấn đề này, NSƯT Sỹ Tiến cho biết thêm : “Nếu làm online như vậy thì rất cầu kì, cắt dựng phải rất giỏi mới thể hiện hết được tinh thần của vở diễn. Nếu như vậy thì là làm truyền hình mất rồi. Đó là 2 cách hoàn toàn khác nhau. Tất nhiên truyền hình cũng có những ưu điểm nhất định. Nhưng chức năng của sân khấu thì khác. Sân khấu thì phải có khán giả, đó là cách của sân khấu.”
Các nhà hát hiện nay đều có kênh giới thiệu trên Youtube. |
NSƯT Sỹ Tiến cũng cho rằng cảm xúc của diễn viên và khán giả sẽkhông thể được thoả mãn như khi thưởngthức tạinhà hát. Ông so sánh việc xem kịch online như việc “đá bóng trên sân mà không có khán giả”.
Đểxây dựng mô hình nhàhát online hiệu quảcần phải xây dựng được những vở diễn riêng, phù hợpvàkhâu thiết kế sân khấu,nhân vật cũng phải thay đổi. Nhưng trên thực tế, chưa có hoạ sĩ nào đáp ứng được đủ yêu cầu.
Đồngtình với quan điểm này của NSƯT Sỹ Tiến,NSƯT Chu Lượng,QuyềnGiám đốc Nhà hát Múa rối Thăngcũng cho rằng vẫn còn tình trạng thiếu hụt nhân lực trong khâu thiết kế ở các nhà hát.NSƯTChu Lượng chia sẻ: “Ngànhrối hiệnnaycó rất nhiều khó khăntrong việc tìmhọa sĩ thiếtkế sân khấu.Đa số các họa sĩ thiếtkế hiện nay đều không phải được đào tạo vềmúa rối.Ở Việt Nam có 2 nhà hát được biết đến nhiều nhất là nhà hát Múa rối Trung ương, nhà hát Múa rối Thăng Long. Cả 2 nhà hát nàyđều không có họa sĩ tạo hình riêng biệt mà hầuhết lànhững nghệ sĩ đượcđào tạo ở cácngành khác.”
Xâydựng nhà hát online là một hướng đi cần thiết để giúp các nhà hát quảng bá, đưa sản phẩm nghệ thuật đến gần hơn với công chúng. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng mô hình nhà hát online sẽ khiến các nhà hát mất đi lượng khán giả đến rạp nhất định bởi những vở diễn được chiếu trực tuyến. Trước vấn đề này, NSƯT Xuân Bắc,PhóGiám đốc Nhà hát Kịch Việt Nambày tỏ quan điểm:“Trong tình hình mới chúng ta phải có những hướng đi mới. Nhàhát online không chỉ đơngiản là chương trình với nhữngtiết mục đơn thuầnđược công diễn lại trên nền tảng số mànó có thể là tạp kỹ, chuyên biệt theo chủ để nhưng rõ ràng chúng ta cần phải đảm bảo tính nghệ thuật. Chắc chắn nếu chúng ta bắt đầu thìsẽ có tọa đàm, xin ý kiến, tham khảo ý kiến cácnghệ sĩ biểu diễn, các nhà quản lýkhi mà thực hiện dự án này.”
Để xây dựng mô hình nhà hát online cần có lộ trình. |
NSƯTChu Lượng cũng cho biết việc triển khai xây dựng mô hìnhnhà hát onlinethì cần có lộ trình. Đây cũng là hướng phát triển mà Nhà hát Múa rối Thăng Long hướng tới. Hiện tại, nhà hát cũng đang trong quá trình tìm kiếm những tác giả kịch bản để xây dựng nội dung phù hợp.
Vừa đảm bảo tính nghệ thuật, vừa tạo ra được hướng đi mớilà thách thức hiện tại củanhà hát online. Cầncó một kế hoạch lâu dài và nguồn kinh phí đủ lớn để tiếp cận được mô hình mới này. Chính vì vậy, để trả lời câu hỏi “Nhà hát online có cơ hội tại Việt Nam hay không ?” thì còn phải chờ vào những kết quả trong tương lai./.
Từ khóa: nhà hát, sân khấu kịch, nhà hát online, bộ văn hoá thể thao & du lịch, nhà hát kịch việt nam
Thể loại: Văn hóa - Giải trí
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN