Nguyễn Gia Thiều: Danh nhân tiêu biểu của nền văn học Đại Việt thế kỷ 18

Cập nhật: 02/06/2021

[VOV2] - Nguyễn Gia Thiều là nhà thơ cổ điển tiến bộ sống cùng thời với các danh nhân: Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương… Cùng với họ, ông đã góp công cho sự phát triển của nền văn học nước nhà.

Nguyễn Gia Thiều sinh năm 1741, mất năm 1798, hiệu là Hi Tôn Tử và Như Ý Thiền trong một gia đình “Danh gia vọng tộc” là dòng họ Nguyễn Gia, ở thôn Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn - Phó Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam, từ nhỏ Nguyễn Gia Thiều đã được gia đình lo cho ăn học chu đáo. Và với môi trường Nho giáo cũng như của gia đình danh gia vọng tộc có truyền thống thi thư, ông đã sớm bộc lộ là một con người đa tài.

Từ năm 18 tuổi, Nguyễn Gia Thiều đã bắt đầu bước vào quan trường, theo nghiệp võ. Ông từng được cử giữ các chức Hiệu úy, Quản trung mã tả đội, Tổng binh đồng tri, Độ chỉ huy xứ... Song với bản tính và tài năng văn chương, hội họa, kiến trúc, âm nhạc vượt trội đã đưa ông lên hàng danh nhăn văn hóa kiệt xuất muôn đời.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, tầm vóc văn hoá của danh nhân Nguyễn Gia Thiều đã được lịch sử ghi lại như một dấu son chói lọi của lịch sử thi ca qua những tác phẩm mà ông để lại như: Ôn Như thi tập khoảng 1000 bài, Tây Hồ thi tập, Tứ trai thi tập và một số bài thơ chữ Nôm. Đặc biệt, theo đánh giá của các nhà nghiên cứu Văn học, tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” của ông đã “đạt đến sự hoàn mỹ của sáng tạo thơ ca đương thời”.

Có thể nói Cung oán ngâm khúc chỉ có 220 câu thôi nhưng sức nặng của nó trong từng câu chữ đều khơi gợi suy tư rất sâu sắc. Nếu mà so với Chinh phụ ngâm là tiếng kêu thương của 1 người phụ nữ chờ chồng ra trận trong tất cả khắc khoải thì tác phẩm Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều lại là tiếng kêu thương của người cung nữ, mà ở đây rõ ràng là 2 thân phận khác nhau: 1 thân phận người chinh phụ là người bình dân trong khi cung nữ là thê thiếp của nhà vua mà từ tâm trạng của người cung nữ được yêu chiều, lẽ ra là được hưởng phúc lộc khi làm thê thiếp của Vua nhưng thông qua "Cung oán ngâm khúc", người ta không nghĩ đó là phúc lộc nữa mà lại thấy cả bi kịch cay đắng trong đó.

“Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều cùng bản dịch “Chinh phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm, truyện thơ “Đoạn Trường Tân Thanh” của Nguyễn Du là ba tác phẩm văn chương chữ Nôm xuất sắc nhất về thủ pháp nghệ thuật trong thời trung đại ở Việt Nam. 

Theo nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Bắc Ninh Nguyễn Nho Thuận, Nguyễn Gia Thiều thuộc tầng lớp quý tộc, sống trong phủ Chúa từ khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành nên ông hiểu sâu sắc hoàn cảnh của những người cung nữ. Tác phẩm "Cung oán ngâm khúc” của ông được viết theo thể Song thất lục bát đã nhận được sự yêu mến, ủng hộ của xã hội đương thời vì đã ghi lại những xúc động và tâm tư trước những diễn biến của xã hội và cảnh ngộ của con người.

Nguyễn Gia Thiều là người có sự hiểu biết sâu rộng về văn học, sử học và triết học. Ông còn tinh thông nhiều bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, trang trí.

Về âm nhạc, Nguyễn Gia Thiều là tác giả bản Xuân trung âm và Sở từ điệu. Về hội hoạ, ông cũng có một bức tranh lớn đó là Tống sơn đồ. Về kiến trúc, trang trí, ông là người được chúa Trịnh giao cho trông nom việc trang hoàng phủ Chúa và nhiều công trình khác.

Để tưởng nhớ vị danh nhân tài ba, Hà Nội và nhiề

Mời nghe âm thanh tại đây:

Từ khóa: danh nhân, Nguyễn Gia Thiều, Cung oán ngâm khúc

Thể loại: Văn hóa - Giải trí

Tác giả:

Nguồn tin: VOV2

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập