Ngồi bắt chéo chân và những tác động đối với sức khỏe
Cập nhật: 10/06/2020
Phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường (24/11/2024)
Loại quả nhỏ bé nhưng lại “siêu bổ dưỡng”, không khí lạnh tràn về càng nên ăn
VOV.VN -Ngồi bắt chéo chân tại văn phòng hoặc nơi làm việc là khá phổ biến. Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ những ảnh hưởng của tư thế này với sức khỏe.
Bạn đã bao giờ chú ý đến cách ngồi của mọi người trong văn phòng hoặc nhà hàng chưa? Hầu hết chúng ta đều cảm thấy thoải mái khi ngồi với một chân bắt chéo chân kia. Và nếu bạn quan sát mọi người xung quanh, bạn sẽ thấy mức độ phổ biến của kiểu ngồi này. Nó đã trở thành một thói quen ngay cả trong tiềm thức.
Tư thế ngồi này không dẫn đến các vấn đề y tế khẩn cấp nhưng cũng nên hiểu rõ các tác động của tư thế này đối với sức khỏe của bạn:
1. Khiến huyết áp tăng cao
Nghiên cứu được công bố trên các Tạp chí khoa học gần đây cho thấy việc ngồi hai chân bắt chéo có thể khiến huyết áp tăng đột biến. Kết quả khảo sát cho thấy huyết áp tăng đột biến ở những người tham gia bắt chéo chân ở đầu gối, nhưng không có thay đổi nào khi bắt chéo hai chân ở mắt cá chân. Tuy vậy hiện tượng tăng huyết áp khi bắt chéo hai chân cũng chỉ là tạm thời.
2. Giãn tĩnh mạch?
Trong thời gian dài người ta tin rằng ngồi bắt chéo chân dẫn đến chứng giãn tĩnh mạch. Điều đó là không đúng. Giãn tĩnh mạch xảy ra khi có một số biến chứng trong các van tĩnh mạch và nó phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu về tim.
Trong điều kiện này, máu bị dồn và gây phồng tĩnh mạch. Những người ngồi hoặc đứng rất lâu đều có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch và điều này không liên quan đến tư thế ngồi của bạn.
3. Ảnh hưởng khi mang bầu?
Tư thế ngồi không tác động nghiêm trọng với phụ nữ mang thai. Chắc chắn nó sẽ không làm tổn thương em bé trong bụng. Tuy nhiên, ngồi tư thế này lâu có thể khiến bạn bị đau mắt cá chân nhẹ, căng cơ hoặc đau lưng.
4. Đau đầu gối và khớp
Đau đầu gối có thể do một số lý do như chấn thương, viêm khớp ... Tuy nhiên trong một số trường hợp, ngồi bắt chéo chân có thể gây ra vấn đề về khớp hoặc đầu gối. Hơn nữa, nếu bạn đã bị bất kỳ vấn đề nào liên quan đến đầu gối thì việc ngồi trong một tư thế cụ thể lâu có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
5. Dáng ngồi đúng
Để giúp bạn có một tư thế ngồi đúng và tránh bất kỳ biến chứng nào sau này trong cuộc sống, tốt nhất là không ngồi với hai chân bắt chéo. Có thể khó từ bỏ thói quen này ngay từ đầu, nhưng đừng ngừng cố gắng./.
Từ khóa: ngồi bắt chéo, tư thế ngồi, đau đầu gối, đau khớp
Thể loại: Y tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN