Video: Xe tăng T-72 Nga lặn xuống lòng sông sâu 5 mét như tàu ngầm
VOV.VN - Trong đoạn video, chiếc xe tăng T-72B3 nặng 41 tấn lặn xuống một con sông sâu 5m, rồi sau đó trồi lên ở bờ bên kia và tiếp tục diễn tập.
Nga thử nghiệm vũ khí trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như thế nào?
Cập nhật: 26/01/2021
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng” tại Kiên Giang
Quân đội Việt Nam - Ấn Độ trao đổi, củng cố kiến thức, kỹ năng tại VINBAX-2024
VOV.VN - Nắng nóng sa mạc, giá lạnh bắc cực, mưa nhiệt đới... là những cuộc thử nghiệm khó khăn nhất mà chỉ một số ít loại vũ khí có thể vượt qua.
Nếu các nhà sản xuất vũ khí muốn sáng chế của mình được quân đội Nga phê chuẩn, họ phải đưa các sáng chế đó tới một cơ sở thử nghiệm ở ngoại ô Moscow để tham gia 80 thử nghiệm “khắc nghiệt” liên tiếp. Những cuộc thử nghiệm này là nhằm kiểm tra độ tin cậy, sức mạnh hỏa lực, độ chính xác, khả năng hoạt động và nhiều khía cạnh khác để xem loại vũ khí đó có phù hợp với các điều kiện thực chiến khốc liệt hay không.
“Những cuộc thử nghiệm này được đặt ra ngay sau Thế chiến 2, khi hệ thống vũ khí Liên Xô phải trải qua những thử thách vô cùng khó khăn. Tất cả các loại súng trong tương lai đều phải đảm bảo khả năng hoạt động hiệu quả trong các môi trường nước, lửa, lạnh hay bụi bẩn...”, theo Ilya Davidov, người đứng đầu cơ sở thử nghiệm Tsiniitochmash ở ngoại ô Moscow.
Ông Davidov cho biết, các cuộc thử nghiệm được tiến hành ở cơ sở Tsiniitochmash được đánh giá là “khó nhằn” nhất trên thế giới.
“Chỉ có xe thiết giáp hạng nhẹ của Nga mới có thể vượt sông, đầm lầy và các đồi cát mà không cần phải thay đổi chassis hoặc các thành phần thiết yếu khác. Đó là chưa kể tới việc Nga là nước duy nhất tạo ta được loại xe tăng nổi trên mặt nước, có khả năng khai hỏa vào kẻ thù trong lúc vượt sông”, chuyên gia này cho biết.
Thử nghiệm thời tiết khắc nghiệt
Hầu hết các cuộc thử nghiệm được tiến hành ở căn cứ nay đều là “bí mật”. Dù vậy, một vài cuộc thử nghiệm có thể được công bố và để báo chí ghi hình.
Theo các kỹ sư của cơ sở Tsiniitochmash, các cuộc thử nghiệm vũ khí khó khăn nhất phải kể đến bài kiểm tra thay đổi điều kiện nóng, cát, nước và cực lạnh liên tiếp.
Điển hình nhất là cuộc thử nghiệm đối với loại súng trường AK-74M, được đưa vào sử dụng cách đây 50 năm. Trước khi được quân đội phê chuẩn, các nguyên mẫu của loại súng này cũng từng phải trải qua các cuộc thử nghiệm khắc nghiệt như vậy.
Đầu tiên, súng trường được đặt vào một ụ đất giống như lò nướng, các thành phần kim loại của nó được làm nóng lên tới 60 độ C. Ngau sau đó, các kỹ sư sẽ cho khẩu súng khoảng 2 phút nghỉ rồi mang nó vào một căn phòng mô phỏng bão cát sa mạc Sahara. Kỹ sư sẽ nổ súng khi các bụi cát bám trên các bộ phận của súng.
Sau đó (nếu khẩu súng hoạt động tốt và qua bài kiểm tra trước), kỹ sư này sẽ mang khẩu súng phủ đầy bụi cát này tới phòng thử nghiệm “mưa nhiệt đới”. Ở đây, tất cả những hạt bụi cát bị thấm nước và trở nên nhão sệt như bùn, khiến mọi bộ phận của khẩu súng trở nên rất khó sử dụng.
Nếu được điểm “A” và vượt qua cuộc thử nghiệm này, kỹ sư sẽ đặt khẩu súng vào một thùng đông lạnh lớn. Khi đó, khẩu súng, với tất cả các điều kiện như vừa ẩm, vừa bám bẩn, bị đóng băng ở nhiệt độ âm 60 độ C.
“Chỉ khi khẩu súng thành công vượt qua tất cả các thử nghiệm hoạt động này, chúng tôi mới thực hiện bước tiếp theo, trong đó bao gồm cả đánh giá xem liệu nó có phù hợp với các binh sỹ hay không, hỏa lực có đủ mạnh để xuyên thủng các lớp giáp bảo vệ hiện đại hay không”, ông Davidov nói./.
Từ khóa: Thử nghiệm vũ khí, vũ khí Nga, AK-47M, điều kiện khắc nghiệt, thực chiến, xe tăng nổi
Thể loại: An ninh - Quốc phòng
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN