Nga dùng chiến thuật "song kiếm hợp bích" Su-35 và Su-30SM ở Ukraine
Cập nhật: 08/11/2022
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng” tại Kiên Giang
Quân đội Việt Nam - Ấn Độ trao đổi, củng cố kiến thức, kỹ năng tại VINBAX-2024
VOV.VN - Nga đang sử dụng hiệu quả bộ đôi Su-35S và Su-30SM để đồng thời tấn công các mục tiêu mặt đất và làm giảm hiệu quả của hệ thống phòng không Ukraine.
Ngày 6/11, báo Izvestia đưa tin, nhóm 2 máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM và Su-35S của Nga đã xác định và hạ một máy bay quân sự Ukraine.
Đoạn video của Bộ Quốc phòng Nga đăng tải trong bài báo của Izvestia cho thấy máy bay Su-35S được trang bị 2 tên lửa tầm ngắn RVV-MD, 2 tên lửa tầm trung RVV-SD và 2 tên lửa chống bức xạ Kh-31P (ARM) khởi động và cất cánh.
Hình ảnh tiếp theo là quang cảnh từ buồng lái của Su-35S ở máy độ cao lớn. Có thể thấy vụ phóng tên lửa không đối không tầm xa qua màn hình hiển thị trong buồng lái. Vài giây sau khi phóng tên lửa, Su-35S bẻ lái sang trái rời khỏi vị trí tấn công.
Sau đó, đoạn video cho thấy một chiếc Su-30SM di chuyển trên đường băng và cất cánh. Chiếc Su-30SM mang các tên lửa đất đối không tương tự như Su-35S – gồm 2 RVV-SD và 2 RVV-MD.
Thay vì mang 2 tên lửa Kh-31P ARM như Su-35S, Su-30SM mang 2 tên lửa đất đối không (ASM) Kh-29. Hình ảnh từ buồng lái cho thấy Su-30SM hoạt động ở độ cao thấp trước khi hạ cánh trở lại căn cứ.
Khoảng một tuần trước, Bộ Quốc phòng Nga cũng công bố đoạn video tương tự, tuyên bố bộ đôi Su-35S và Su-30SM “song kiếm hợp bích” đã bắn hạ một máy bay chiến đấu Ukraine. Chiếc máy bay bị bắn hạ sau đó được xác định là Su-24.
Trong cả hai lần, tiêm kích Su-35S đều được trang bị tên lửa không đối không RVV-MD và RVV-SD cùng tên lửa chống bức xạ Kh-31P. Trong khi Su-30SM được trang bị tên lửa không đối không tương tự và cũng mang tên lửa Kh-29 ASM chứ không phải Kh-31P ARM.
Tên lửa Kh-31P được thiết kế để tiêu diệt các radar của hệ thống SAM tầm trung và tầm xa, radar điều khiển hoạt động trên không và radar cảnh báo sớm. Tên lửa này có hệ thống dẫn đường bằng radar thụ động có khả năng hoạt động trong một dải tần số rộng.
Tên lửa Kh-29 được tối ưu hóa để tấn công các mục tiêu kiên cố trên mặt đất quan sát được bằng mắt thường, chẳng hạn như cầu đường sắt và đường cao tốc lớn, cơ sở công nghiệp, đường băng bê tông, máy bay trong hầm trú ẩn bằng bê tông cốt thép và các vị trí phòng thủ kiên cố.
Có hai biến thể Kh-29, gồm Kh-29L và Kh-29TE. Tên lửa Kh-29TE được trang bị hệ thống dẫn đường TV thụ động và Kh-29L với hệ thống dẫn đường laser bán chủ động sử dụng hệ thống chiếu sáng laser phản xạ.
Chiến thuật của Nga
Khi hoạt động phối hợp với nhau, Su-30SM đóng vai trò như máy bay chiến đấu tấn công mặt đất, còn Su-35S đóng vai trò máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không và cung cấp vỏ bọc cho Su-30SM.
Su-35S hoạt động ở tầm cao hơn và sử dụng radar N135 Irbis-E mạnh mẽ để đảm bảo không phận trong khu vực hoạt động tránh khỏi các mối đe dọa trên không từ đối phương.
Tháng 7/2022, TASS dẫn lời một quan chức Rosoboronexport cho hay, Su-35 có khả năng phối hợp hoạt động của các máy bay khác, thực hiện chức năng của một máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AWACS).
Ở chế độ theo dõi bình thường trong khi quét, radar Irbis-3 có thể quét 120 độ ở 2 bên và phát hiện các mục tiêu 3m² ở phạm vi 200 km.
Với vỏ bọc từ Su-35S ở phía trên, Su-30SM hạ xuống độ cao thấp hơn để quan sát mục tiêu bằng mắt thường, sau đó phóng tên lửa Kh-29 ASM tiêu diệt đối phương.
Tên lửa được trang bị đầu đạn xuyên phá mạnh và cảm biến mục tiêu tác động. Chúng được sử dụng cơ tên lửa nhiên liệu rắn một chế độ.
Hệ thống dẫn đường bằng cả TV và laser bán chủ động mang lại độ chính xác cao cho tên lửa.
Thiết bị tìm kiếm quang học của Kh-29 có thể được khóa vào mục tiêu trước khi phóng ra. Sau khi khóa, bộ tìm kiếm quang học sẽ giữ khóa ngay cả trong quá trình thao tác. Điều đó có nghĩa là máy bay có thể thay đổi tốc độ, tăng hay giảm độ cao 1.000m và lệch 30 độ. Điều này sẽ không ảnh hưởng đến độ chính xác khi tấn công
Trong lúc tạo vỏ bọc cho Su-30SM, nếu các cảm biến trên Su-35S phát hiện ra phát xạ radar, máy bay chiến đấu sẽ tấn công radar bằng tên lửa Kh-31P.
Nếu phát hiện ra mối đe dọa từ trên không, như đã từng xảy ra trong hai vụ việc được Bộ Quốc phòng Nga công bố, Su-35S chủ động xác định rõ mối đe dọa và nếu xác nhận là thù địch, sẽ bắn hạ đối phương bằng tên lửa không đối không tầm xa.
Bên cạnh tên lửa tầm trung RVV-SD, Su-35S cũng được phát hiện mang tên lửa tầm xa RVV-BD lớn hơn nhiều ở phía dưới, giữa 2 cửa hút gió. RVV-BD có tầm bắn 300 km./.
Từ khóa: Su-35 và Su-30SM song kiếm hợp bích ở Ukraine, bộ đôi Su-35 và Su-30SM, Su-35 Nga, Su-30SM Nga, máy bay Nga chiến đấu ở Ukraine, xung đột Nga Ukraine, vũ khí Nga ở Ukraine, tên lửa Nga, chiến thuật của Nga ở Ukraine
Thể loại: An ninh - Quốc phòng
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN