Nga biến xe tăng T-80 thành bệ phóng tên lửa đa nòng
Cập nhật: 26/01/2024
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng” tại Kiên Giang
Quân đội Việt Nam - Ấn Độ trao đổi, củng cố kiến thức, kỹ năng tại VINBAX-2024
VOV.VN - Hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội mới đây cho thấy, Nga đã tích hợp pháp phản lực phóng loạt RBU-6000 lên khung gầm bánh xích của của xe tăng T-80 và sử dụng ở chiến trường Ukraine.
Đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy, một bệ phóng tên lửa hải quân RBU-6000 kết hợp với khung gầm xe tăng T-80B đang bắn pháo ở một thảo nguyên trên tiền tuyến trong khu vực chiến dịch quân sự đặc biệt.
Ngành công nghiệp quốc phòng và vũ khí của Nga chưa bình luận gì càng khiến người ta tò mò về hệ thống tên lửa phóng loạt (MRLS) được chế tạo theo đơn đặt hàng riêng này.
Bệ phóng RBU-6000 gắn trên các phương tiện bộ binh được ghi nhận lần đầu tiên vào mùa thu năm 2023. Nó cũng được trang bị trên xe chiến đấu bọc thép bánh xích MT-LB cũng như xe tải Ural và Kamaz.
Quyết định gắn RBU-6000 lên khung gầm xe tăng T-80 dường như là bước đi hợp lý tiếp theo vì lớp giáp của xe tăng có thể bảo vệ kíp chiến đấu khỏi hỏa lực của đối phương, khắc phục điểm yếu của các bệ phóng MLRS truyền thống và cho phép nó triển khai gần các khu vực tiền tuyến nguy hiểm hơn.
Được Hải quân Liên Xô đưa vào sử dụng từ đầu những năm 1960, RBU-6000, còn được gọi là Smerch-2, là bệ phóng tên lửa chống tàu ngầm và chống ngư lôi cỡ nòng 213 mm, nặng 3,5 tấn, thường được đặt trên tàu chiến mặt nước.
RBU-6000 ngoài phóng loạt thì còn có thể phóng từng quả một. Băng truyền tải và nạp đạn của hệ thống này được thiết kế khá linh hoạt để có thể nhanh chóng tái nạp đạn cho hệ thống sau mỗi loạt bắn.
Tên lửa sử dụng trong hệ thống RBU-6000 là RGB-60, nặng 113,5 kg mỗi quả với đầu đạn 23 kg, tầm bắn lên tới 6 km và có thể hoạt động ở độ sâu 500 mét. Đây là loại tên lửa không điều khiển sử dụng động cơ nhiên liệu rắn.
Một biến thể hiện đại hóa sâu của RBU-6000 là RPK-8 được phát triển vào những năm 1980 và đưa vào sử dụng vào cuối năm 1991. RPK-8 được trang bị tên lửa có khả năng dẫn đường dưới nước và có thể hoạt động ở độ sâu lên tới 1.000 mét; hệ thống điều khiển hỏa lực điều khiển từ xa.
Các tàu chiến Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt đã sử dụng rộng rãi cả RBU-6000 và RPK-8 để nhắm mục tiêu vào các tàu không người lái của hải quân Ukraine.
Lần đầu tiên được đưa vào sử dụng vào giữa những năm 1970, khung gầm xe tăng T-80 có động cơ tua-bin khí mạnh mẽ, công suất 1.100 mã lực. Những đặc điểm này có thể đem lại cho MLRS RBU-6000 đủ sức mạnh để di chuyển dưới làn đạn, bắn tên lửa sau đó nhanh chóng lùi lại để tránh hỏa lực phản pháo của đối phương.
Khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào năm 2022, Nga có hàng nghìn chiếc T-80 bỏ không tại các nhà kho nằm rải rác trên khắp đất nước. Các nhà sản xuất vũ khí dần dần lấy chúng ra, hiện đại hóa và gửi chúng đến tiền tuyến.
Biến thể T-80B trong video nói trên được đưa vào sử dụng từ những năm 1980 và thường được trang bị lớp giáp composite cải tiến, thước đo laser, hệ thống điều khiển hỏa lực và tầm nhìn ban đêm cải tiến.
Nga vốn nổi tiếng với việc sử dụng khung gầm xe tăng cho nhiều mục đích khác ngoài vai trò xe tăng chiến đấu chủ lực. Các kỹ sư Liên Xô và Nga đã kết hợp chúng với các thiết bị rà phá bom mìn và thiết bị công binh hạng nặng, gắn chúng với pháo hạng nặng để tạo ra các khẩu pháo di động, sử dụng chúng để đẩy các hệ thống pháo nhiệt áp TOS-2 và thậm chí gắn chúng vào 1K17 Szhatie - một nền tảng chiến đấu bằng laser của Liên Xô được thiết kế để vô hiệu hóa thiết bị quang-điện tử của đối phương.
Bệ phóng Smerch-2 gắn trên khung gầm T-80 dường như là ý tưởng của các kỹ sư quân sự tiền tuyến, những người tạo ra nhiều loại vũ khí tự chế bằng cách sử dụng bất kỳ công cụ, thiết bị và phụ tùng thay thế nào có sẵn.
Sự xuất hiện của hệ thống Smerch-2 dưới nhiều hình thức khác nhau (được gắn trên khung gầm T-80, xe bọc thép MT-LB và xe tải) đã khẳng định hiệu quả của nó trong xung đột.
Nga không công bố thông tin chính thức nào về khả năng của hệ thống mới này, nhưng nếu nó giống như biến thể dành cho hải quân, Smerch-2 triển khai trên bộ sẽ có tầm bắn lên tới 6 km, trong khi khung gầm T-80 có thể di chuyển liên tục 335 km mà không cần tiếp nhiên liệu.
Từ khóa: Nga, Xe tăng T-80, hệ thống phóng rocket đa nòng RBU-6000, Smerch-2, vũ khí nga, pháo phản lực phóng loạt,T-80
Thể loại: An ninh - Quốc phòng
Tác giả: hoàng phạm/vov.vn (biên dịch)
Nguồn tin: VOVVN