Mỹ có thể tiến hành thử hạt nhân “trong vòng vài tháng”
Cập nhật: 28/05/2020
Campuchia khai trương trang web lưu trữ nội dung các phiên tòa xét xử tội diệt chủng
COP-29: tiếp tục nóng vấn đề tài chính giúp các quốc gia nghèo cắt giảm ô nhiễm carbon (13/11/2024)
VOV.VN -Theo quan chức Lầu Năm Góc, một vụ thử hạt nhân có thể được tiến hành trong vòng vài tháng nếu Tổng thống đưa ra mệnh lệnh vì các vấn đề địa chính trị.
Mỹ có thể sẽ tiến hành một vụ thử hạt nhân mới trong vòng “vài tháng” nếu Tổng thống yêu cầu, một quan chức Lầu Năm Góc cho biết, ám chỉ rằng “các vấn đề địa chính trị” từ Nga và Trung Quốc có thể thúc đẩy một mệnh lệnh như vậy.
Đám mây hình cây nấm từ vụ thử bom hydrogen đầu tiên ở Thái Bình Dương năm 1952. Ảnh: Không quân Mỹ |
Dù Mỹ không thay đổi lập trường chính thức về các vụ thử hạt nhân – vốn đã được dừng lại gần 3 thập kỷ qua – nhưng quan điểm này có thể thay đổi “nhanh chóng”, quyền phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách các vấn đề hạt nhân Drew Walter nói trong một diễn đàn trực tuyến do Viện Mitchell về nghiên cứu không gian vũ trụ tở chức.
“Nếu Tổng thống chỉ đạo – vì một vấn đề địa chính trị hay vấn đề kỹ thuật – hệ thống sẽ tiến hành thử nghiệm, tôi nghĩ nó sẽ diễn ra tương đối nhanh chóng”, Walter nói.
Theo ông, cuộc thử nghiệm có thể xảy ra trong vòng vài tháng.
Tuyên bố được đưa ra sau thông tin được Washington Post đăng tải tuần trước về “một cuộc đối thoại đang diễn ra” ở Nhà Trắng về việc có tiến hành cuộc thử hạt nhân trực tiếp đầu tiên của Mỹ kể từ năm 1992 hay không. Một quan chức cấp cao nói với tờ báo rằng vụ thử như vậy sẽ phát đi thông điệp tới Nga và Trung Quốc, đồng thời được xem như một con bài mặc cả trong các cuộc đối thoại về kiểm soát vũ khí – giống như “vấn đề địa chính trị” mà ông Walter ám chỉ.
Mặc dù Mỹ đã dừng thử hạt nhân hàng chục năm qua, nhưng một vụ thử nghiệm bom về mặt kỹ thuật sẽ không phải là bất hợp pháp theo luật quốc tế.
Hiệp ước START mới, một hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân theo đó hạn chế số đầu đạn hạt nhân chiến lược mà Mỹ và Nga có thể triển khai, sẽ hết hạn vào năm tới. Dù Nga bày tỏ sẵn sàng làm mới lại thỏa thuận – thậm chí đề xuất đưa một số vũ khí hạt nhân mới nhất vào danh sách hạn chế - nhưng Mỹ vẫn chần chừ, đồng thời khẳng định việc đàm phán một hiệp ước mới cần phải bao gồm cả Trung Quốc. Tuy nhiên, với kho vũ khí [hạt nhân] chỉ bằng 1/10 so với Mỹ, Trung Quốc không muốn tham gia vào một thỏa thuận như vậy.
Tuần trước, phái viên về kiểm soát vũ khí hàng đầu của Mỹ Marshall Billingslea một lần nữa nhắc lại đề xuất này khi kêu gọi Nga “đưa Trung Quốc vào bàn đàm phán”./.
Từ khóa: Mỹ thử hạt nhân, hiệp ước hạt nhân, Nga, Mỹ, Trung Quốc
Thể loại: Thế giới
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN