Nguyên nhân gây sẹo mụn: Khi mụn phát triển sâu vào lỗ chân lông, chúng gây tổn thương da và các mô dưới da. Cơ thể sản sinh collagen để đẩy nhanh quá trình trị mụn, nhưng quá nhiều hoặc quá ít collagen sẽ gây thâm sẹo.
Các loại thâm sẹo do mụn: Hầu hết sẹo do mụn là sẹo rỗ. Sẹo rỗ xuất hiện chủ yếu trên mặt, còn sẹo lồi thường xuất hiện ở ngực hoặc lưng.
Kiểm soát mụn: Trước khi trị thâm sẹo, ta cần trị mụn triệt để. Nếu ta điều trị thâm sẹo trong khi da vẫn đang viêm và kích ứng, tình trạng mụn nhọt thậm chí sẽ tồi tệ hơn và càng để lại nhiều thâm sẹo hơn.
Điều trị ngoài da: Ta có thể điều trị những vết thâm sẹo mức độ nhẹ bằng thuốc bôi ngoài da chứa axit salicylic và retinol. Các loại thuốc này có bán sẵn tại các hiệu thuốc và bạn có thể mua mà không cần đơn thuốc.
Lăn kim và mài da: Lăn kim là phương pháp sử dụng máy lăn có các đầu kim siêu nhỏ để tạo các lỗ li ti trên bề mặt da. Phương pháp này kích thích sản sinh collagen và đẩy mạnh tái tạo da. Mài da là phương pháp dùng máy mài da loại bỏ lớp da tổn thương trên bề mặt, giúp da mịn màng sau vài tuần điều trị.
Liệu pháp Laser Fractional: Phương pháp này điều trị sẹo ở mức độ sâu hơn lăn kim và mài da bằng cách tập trung quang năng dưới da để kích thích các mô sâu dưới da. Phương pháp này không chỉ giúp điều trị sẹo mà còn giúp ngăn ngừa mụn.
Tiêm filler: Một số chuyên gia da liễu khuyến cáo nên tiêm filler để điều trị sẹo lồi. Tiêm collagen và chất béo giúp làm đầy và kéo căng da, khiến sẹo trông bớt rõ rệt hơn.
Tiểu phẫu và liệu pháp Punch Excision: Tiểu phẫu giúp loại bỏ những vết sẹo lồi mà phương pháp khác không điều trị được. Tương tự, liệu pháp Punch Excision áp dụng với sẹo rỗ.
Ngăn ngừa sẹo do mụn: Cách tốt nhất để ngăn ngừa sẹo mụn là điều trị mụn ngay khi chúng xuất hiện. Tình trạng mụn càng nặng thì nguy cơ để lại sẹo càng cao và sẹo càng khó loại bỏ. Tuyệt đối không nặn mụn hay lạm dụng mỹ phẩm./.