Thông tin về các cuộc giao dịch 1 cây lan đột biến gene 12 tỷ đồng vừa qua khiến nhiều người không khỏi "sửng sốt". Người chơi khẳng định "người thật, việc thật", bên cạnh thú vui là câu chuyện làm kinh tế từ lan đột biến gene.
Trong hàng ngàn, hàng triệu tấn lan phi điệp có khi may mắn được 1 cây, vì lý do nào đó như môi trường sống mà xảy ra quá trình đột biến gene, hình thành nên một số mặt hoa đẹp và hiếm. (Ảnh: Đình Trọng/Lao Động)
Anh Nguyễn Thanh Xuân (sinh năm 1985) – chủ nhân của 3 chậu lan quý trị giá 32 tỷ đồng - nổi tiếng mát tay chăm lan, sở hữu nhiều giống lan đột biến quý tại Bình Phước. (Nguồn: Nhịp Sống Việt - Tổ Quốc)
Anh Nguyễn Thanh Xuân (bên phải) cạnh chậu lan Bảo Duy 5 cánh trắng trị giá 9,9 tỷ đồng được chuyển nhượng hôm 10/6 vừa qua. (Nguồn: Nhịp Sống Việt - Tổ Quốc)
Theo chia sẻ của ông chủ vườn lan, sở dĩ giá trị của chậu cây lên đến hàng chục tỷ đồng vì đây đều là những loài hoa rất quý, đẹp và vì thế, nó có khả năng tạo ra giá trị cao về kinh tế trong tương lai nhờ nhân giống và bán lại. (Ảnh: Đình Trọng/Lao Động)
Đây là cây lan đột biến gene trị giá 12 tỷ đồng. Có được một cây như vậy là rất khó, rất may. Khó hơn nữa là chăm sóc, kiểm soát độ ẩm để cây không bị thối. (Ảnh: Đình Trọng/Lao Động)
Thị trường rộng lớn với đủ chủng loại và mức giá khác nhau khiến những người mới chơi lan đột biến gặp nhiều khó khăn trong phân định loại cây thực sự có giá trị. (Nguồn: Nhịp Sống Việt - Tổ Quốc)
Trên thị trường và nhất là giới chơi lan, uy tín của người bán rất quan trọng, bởi nếu bán sai cây cho người khác đồng nghĩa với việc nhà vườn đó mất hết uy tín và sẽ không còn được ai đón nhận. (Nguồn: Nhịp Sống Việt - Tổ Quốc)./.