Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá: Khó đảm bảo lộ trình
Cập nhật: 10/03/2020
63 năm truyền thống ngành dầu khí Việt Nam: “Một đội ngũ - Một mục tiêu”
Quảng Ninh chuẩn bị sản phẩm OCOP phục vụ Tết Nguyên đán (28/11/2024)
VOV.VN -Bình Định là địa phương đi đầu trong việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá. Tuy vậy, việc lắp đặt vẫn khó đảm bảo đúng lộ trình.
Bình Định là một trong những địa phương có số lượng tàu cá lớn nhất nước với hơn 6.000 phương tiện. Theo quy định của Luật Thủy sản mới, 3.300 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên của ngư dân tỉnh này phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trước ngày 1/4.
Nửa năm qua, nhiều ngư dân hành nghề câu cá ngừ đại dương, lưới kéo ở các huyện Hoài Nhơn, Phù Cát tất bật cải hoán, sửa chữa để tàu cá đủ chiều dài 15m, tiếp tục hành nghề. Sau khi cải hoán xong, nhiều chủ tàu còn lại loay hoay tìm hiểu, nghiên cứu xem lắp đặt thiết bị giám hành trình gì, thương hiệu nào, trị giá bao nhiêu. Do có nhiều loại máy, nhiều đơn vị cung cấp, ngư dân khó lựa chọn.
Nhân viên Công ty Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam đang lắp đặt cho ngư dân. |
Ông Lâm Thân, chủ tàu cá vỏ gỗ hơn 400 sức ngựa ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết: “Cũng họp mấy lần rồi bắt mua cái máy trị giá hơn ba mươi triệu, mới đây cũng họp và yêu cầu mua máy có giá 21 triệu. Bây giờ buộc phải ra khơi đánh bắt cá nên chúng tôi quyết tâm đầu tư mua máy”.
Hiện, tàu cá có chiều dài trên 24m ở tỉnh Bình Định đã hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Để thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá theo quy định của Luật Thủy sản mới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định xây dựng kế hoạch, thành lập tổ công tác phối hợp các địa phương ven biển và các đơn vị cung cấp thiết bị tuyên truyền, hướng dẫn, lắp đặt thiết bị cho ngư dân. Tuy nhiên, do giá thành 2 nhà cung cấp thiết bị là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam và Công ty TNHH MTV Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam chênh lệch nhau nên ngư dân còn băn khoăn.
Ông Ngô Kiểm, chủ tàu cá ở huyện Hoài Nhơn cho hay: “Hiện, Bình Định chỉ có 2 thiết bị của VNPT với 1 thiết bị của Đài Duyên hải Quy Nhơn. 2 thiết bị chênh lệch nhau tới 10 triệu đồng. 1 bộ của VNPT cái máy không chưa tính thuê bao thì 31,9 triệu đồng còn của Đài Duyên hải Bình Định họ tư vấn chưa tới 21 triệu đồng. 2 máy chênh lệch quá cao. Với người dân cứ cái nào rẻ thì lắp. Nhà nước quản lý mình là được rồi”.
Lắp đặt thiết bị giám sát cho tàu cá. |
Tỉnh Bình Định hiện có 3.270 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên khai thác thủy sản ở vùng biển khơi phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá theo quy định. Đến thời điểm này, 69 tàu cá nhóm 1 đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình Movimar theo đúng lộ trình, đạt tỷ lệ l00%. Đối với tàu cá nhóm 2, đến nay đã lắp đặt đạt tỷ lệ 89%. Riêng số tàu cá nhóm 3 phải hoàn thành lắp đặt tàu cá trước ngày 1/4 năm nay, đạt tỷ lệ rất thấp, chỉ hơn 29%.
Ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho biết, địa phương đã hỗ trợ 50% giá trị thiết bị để động viên ngư dân lắp đặt thiết bị giám sát đúng tiến độ mà Luật quy định.
“Thời gian qua, với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp và tỉnh, Bình Định có 3.300 tàu thì việc hỗ trợ 50% thiết bị giám sát này là trên 33 tỷ. Đây là sự nỗ lực rất lớn đối với doanh nghiệp cũng như của tỉnh. Cái khó khăn về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình hiện nay đối với Bình Định vẫn là thời gian. Tàu Bình Định rất nhiều, họ đi khai thác 1 tháng về, trong vòng 7 ngày họ phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Cho nên khó khăn nhất hiện nay đối với Bình Định là tiến độ về thời gian”, ông Trần Văn Phúc nói./.
Ngư dân “chạy đua” lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá
Từ khóa: thiết bị giám sát hành trình tàu cá, ngư dân, đánh bắt cá, Luật Thủy sản mới
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN