Làng Phú Xá - Kẻ Xù

Cập nhật: 25/09/2019

VOVGT -


Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Ở bên đường An Dương Vương lối rẽ vào làng Phú Xá hiện nay có câu đối chữ Hán:

Nhật Lâm Phú Xá trường quang ngọc

Nguyệt chiếu Hồng Hà ánh bảo ngân

                                      Tạm dịch:

Trời soi Phú Xá lung linh ngọc

Trăng chiếu Hồng Hà lóng lánh ngân.

Bến đò làng Phú Xá

Qua đôi câu chữ Hán này có thể thấy làng Phú Xá xưa kia là một vùng đất đẹp và linh thiêng. Nơi đây là quê hương của cụ Nguyễn Kiều, một vi quan đức độ thanh liêm với nhiều đóng góp cho triều đình nhà Lê.

Vợ thứ của ông là nữ sĩ Đoàn Thị Điểm cũng nổi tiếng với tài thơ phú văn chương. Với những đóng góp lớn cho nhân dân, cụ Nguyễn Kiều được suy tôn là thành hoàng làng.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, người làng vẫn luôn gìn giữ truyền thống quê hương, là cơ sở nuôi giấu cán bộ tham gia hoạt động cách mạng.

Trở về với cuộc sống thời bình, người dân làng lại miệt mài với nghề trồng đào cảnh, tô điểm cho vùng quê giàu truyền thống.

Làng Xù là tên gọi trước kia của làng Phú Xá . Trước năm 1942, Phú Xá cùng với làng Phú Gia và Thượng Thụy đều thuộc tổng Phú Gia, phủ Hoài Đức. Năm 1955 lập xã Phú Thượng thuộc quận ngoại thành Hà Nội.

Năm 1961 thuộc huyện Từ Liêm, năm 1996 đổi là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội. Khi nhắc đến tên làng Xù, hay Kẻ Xù và tên mới là làng Phú Xá thì có lẽ chỉ những người cao tuổi trong làng mới hiểu được vài nét về tên gọi nôm na ấy. Cô Lương-người làng Phú Xá cho biết:

Làng Phú Xá được lập ra từ 14 hộ gia đình của xóm Cựu Quán. Mùa thu năm 1749, cụ Nghè Nguyễn Kiều là chồng của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm làm quan trong triều Lê - Trịnh đã cùng nhân dân khởi công xây dựng đình làng, đến mùa hạ năm Canh Ngọ 1750 đình làng được khánh thành với tên gọi “Tụy Lạc Đình” (nơi hội tụ vui vẻ và an lạc).

Một năm sau khi xây dựng xong đình làng, cụ khiêm nhường cùng nhân dân tôn vinh hai vị nhân thần Đại vương: Hiền Huệ Linh Ứng và Bảo Hy Linh Ứng làm Thành hoàng làng. Về tiểu sử và cuộc đời tiến sĩ Nguyễn Kiều cũng có nhiều câu chuyện đáng nhớ, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến kể lại:

Về di tích đình làng và các hiện vật còn được lưu giữ đến nay, bà Nguyễn Thị Sơn – hậu duệ đời thứ 9 của cụ Nguyễn Kiều cho biết:

Tấm bia bên gốc cây gạo

Ngày 24/8/1945, Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc đã qua sông Hồng vào bến đò Xù (Phú Xá) đến nghỉ tại đình làng Phú Xá trước khi vào nhà cụ An làng Phú Gia, rồi về ở 48 Hàng Ngang (quận Hoàn Kiếm), viết bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Thời kỳ chống Pháp đình bị phá hoại, năm 2010 nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đình Phú Xá đã được dựng trên nền đình cũ với diện tích khoảng 500m2.

Với tất cả các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể tiêu biểu, đình Phú Xá đã góp phần không nhỏ trong việc nghiên cứu sự phát triển của đình làng Việt Nam nói chung và của quận Tây Hồ nói riêng. Hàng năm để tưởng nhớ công đức của thành hoàng làng, nhân dân làng Phú Xá lấy ngày 10 tháng 2 là ngày lễ hội truyền thống của đình làng để tỏ lòng thành kính và cảm tạ Thần đã phù hộ cho mưa thuận gió hoà, nhân dân có cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.

Khi khai ấp, lập làng Phú Xá, cụ Nguyễn Kiều có trồng cây gạo kỷ niệm ở phía Bắc đình làng cạnh bờ sông Hồng và giáp ranh với làng Phú Gia. Những năm 1930, cây gạo này có thân to cao, tán rộng xum xuê. Đến mùa hoa nở, cả thân cây trông như một cái nấm tròn, đỏ rực rỡ.

Đứng từ rất xa như đi trên cầu Long Biên hay từ phía đê bên làng Hải Bối, huyện Đông Anh cũng nhìn thấy. Đây là cây gạo cao to nhất bên bờ Nam sông Hồng đi từ Thủ đô Hà Nội đến thị xã Sơn Tây. Từ những năm 1941-1945, khi Phú Xá trở thành cơ sở cách mạng là An toàn khu (ATK) của Trung ương thì cây gạo và bến đò Phú Xá trở thành đầu mối giao thông liên lạc của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam những năm 1941-1945. Bà Nguyễn Thị Sơn kể lại:

Nếu có dịp ghé thăm làng Phú Xá hiện nay,  có thể dễ dàng nhận ra một tấm bia đá bên cây gạo của làng có khắc chữ: “Cây gạo làng Phú Xá, phường Phú Thượng quận Tây Hồ - Hà Nội, đầu mối giao thông liên lạc của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam những năm 1941-1945 đã được xếp hạng di tích lịch sử cách mạng năm 1960. Mùa Hè 1969, cây bị giông sét đánh hỏng, nhân dân Phú Xá đã trồng lại cây gạo mới để ghi nhớ một dấu ấn lịch sử của quê hương”.

Cây gạo và bến đò Phú Xá- dấu ấn nơi Bác Hồ về làng, là di tích cách mạng tự hào của người dân Phú Xá hôm nay và mai sau.

Kênh VOV Giao Thông

Từ khóa: vovgt, vovgiaothong, banhxedongvong,

Thể loại: Ô tô - Xe máy

Tác giả:

Nguồn tin: VOVGTHN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập