Lâm Đồng ngăn chặn nhiều nhóm người xâm nhập trái phép vường quốc gia
Cập nhật: 25/09/2019
Trung tướng Khuất Duy Tiến từ trần
Thời tiết ngày 24/11: Thừa Thiên Huế đến Bình Định có mưa to đến rất to
VOV.VN - Các đối tượng tìm cách xâm nhập để tìm kiếm thực vật rừng quý hiếm ngoài gỗ như nấm, sâm rừng, các loại phong lan hoặc kiếm đất để di dân tự do.
Từ đầu tháng 8 đến nay, Vườn Quốc gia Bi Đúp-Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) đã phát hiện và xử lý nhiều nhóm người xâm nhập trái phép. Lực lượng chức năng đang tăng cường ngăn chặn, vận động người dân trở lại các địa phương.
Một góc Vườn Quốc gia Bi Đúp-Núi Bà. |
Từ ngày 2/8 đến nay, rất nhiều nhóm người Mông ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) đi theo Quốc lộ 27C và đường tỉnh lộ 722 xâm nhập trái phép vào Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà. Cụ thể, tại các trạm kiểm lâm K’long K’Lanh, Liêng Kar, Cổng Trời và Xã Lát, thuộc địa bàn huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng, lực lượng kiểm lâm của Vườn đã phát hiện 77 người vi phạm lâm luật. Ở các hướng khác nhiều người đi xe máy cũng đang cố tìm cách vào Vườn.
Theo biên bản tường trình, các đối tượng trên cho biết vào rừng để lấy nấm. Tuy nhiên, khi cán bộ bảo vệ rừng kiểm tra tư trang thì không thấy nấm. Hiện Hạt kiểm lâm Bidoup-Núi Bà đã lập biên bản vi phạm hành chính, xử lý 24 đối tượng về hành vi vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng. Đồng thời, yêu cầu 53 cá nhân khác cam kết không xâm nhập trái phép vào Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà và vận động họ trở về địa phương ổn định cuộc sống.
Ông Lê Văn Hương, Giám đốc Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà cho biết, những người này đều là đồng bào dân tộc thiểu số, trong độ tuổi lao động. Theo nhận định, có thể các đối tượng này tìm cách xâm nhập vào Vườn để tìm kiếm thực vật rừng quý hiếm ngoài gỗ như: nấm, sâm rừng, các loại phong lan hoặc kiếm đất để di dân tự do.
“Vườn Quốc gia đã có báo cáo các cơ quan chức năng của tỉnh để hỗ trợ Vườn thực hiện các biện pháp ngăn chặn cũng như là tuyên truyền giáo dục số đồng bào người Mông trở về nơi họ sinh sống. Chúng tôi đã có văn bản chỉ đạo các trạm kiểm lâm huy động người dân nhận khoán bảo vệ rừng, chủ yếu là người K’ho bản địa tại huyện Lạc Dương phối hợp chặt chẽ với chính quyền cấp xã, tổ chức chốt chặn để khi phát hiện người Mông thì tuyên truyền họ quay trở lại”, ông Hương cho biết./.
Lâm Đồng tìm cách thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh
HĐND tỉnh Lâm Đồng xem xét thông qua 11 nghị quyết về phát triển KTXH
Từ khóa: Lâm Đồng, vường quốc gia Bi Đúp-Núi Bà, tìm gỗ quý, sâm rừng xâm nhập trái phép rừng quốc gia
Thể loại: Xã hội
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN