Khi nào người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
Cập nhật: 22/01/2021
Hé lộ kế hoạch cải tổ FBI của Tổng thống đắc cử Donald Trump
Chớp thời cơ, Nga tung hàng loạt đòn tấn công ác liệt mới vào lực lượng Ukraine
[VOV2] - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong năm 2020, có hơn 1.123.000 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 32,2% so với năm 2019. Hơn 1 triệu người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 30,2% so với năm 2019.
Ngày 29/5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/7/2020. Theo đó, chính sách bảo hiểm thất nghiệp có một số quy định mới liên quan tới quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động:
Về phía người sử dụng lao động: Nghị định 61 thì đã nới lỏng điều kiện để người sử dụng lao động được hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ, theo đó, các trường hợp bất khả kháng để doanh nghiệp được hưởng chế độ này, ngoài “lũ lụt, hỏa hoạn, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh” đã bổ sung thêm 01 trường hợp là thực hiện yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất kinh doanh. Đồng thời, Nghị định 61 cũng giảm điều kiện về số lao động cắt giảm để doanh nghiệp được hưởng chế độ. Với việc nới lỏng điều kiện hưởng hỗ trợ sẽ góp phần giúp người sử dụng lao động đặc biệt là các doanh nghiệp có thể tiếp cận và đáp ứng đủ điều kiện hưởng.
Về phía người lao động:
Về trợ cấp thất nghiệp: Theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 61 thì người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên mà không thông báo cho Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày bị chấm dứt thì thời gian đóng trợ cấp thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp sẽ không được bảo lưu.
Về hỗ trợ học nghề: có 2 sự thay đổi lớn
Một là, theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 61 thì người lao động có nhu cầu tham gia khóa đào tạo nghề đang được cơ sở đào tạo nghề nghiệp thực hiện thì người lao động vẫn được tham gia khóa đào tạo này nếu thời điểm bắt đầu đào tạo nghề tính đến thời điểm ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề không quá 01 tháng và cơ sở đào tạo nghề nghiệp đảm bảo dạy bù đầy đủ kiến thức của khoảng thời gian trước khi người lao động tham gia học nghề. Đây là quy định mở, vì theo Nghị định 28/2015 hướng dẫn Luật Việc làm và văn bản hướng dẫn thì thời điểm bắt đầu học nghề của người lao động phải sau khi ban hành Quyết định về việc hỗ trợ học nghề, do vậy các khóa học nghề đã diễn ra, nếu NLĐ có nhu cầu học thì không được hỗ trợ.
Hai là, trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu người lao động có nhu cầu học nghề tại địa phương không phải nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động vẫn được hỗ trợ học nghề theo quy định.
Không ít người băn khoăn: Sau thời gian nghỉ việc bao lâu sẽ phải làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp? Nếu tìm được việc làm mới có tiếp tục được hưởng chế độ không? Bà Hoàng Kim Chi, Phó Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tư vấn, giải đáp các thắc mắc của quý thính giả.
Từ khóa: bảo hiểm thất nghiệp, thủ tục, người lao động, người sử dụng lao động, hỗ trợ, học nghề
Thể loại: Pháp luật
Tác giả:
Nguồn tin: VOV2